Khứu giác của trẻ phát triển sớm trong thời kỳ mang thai, và mùi đầu tiên em bé tiếp xúc là mùi nước ối của mẹ".
Vừa mới lọt lòng, trẻ và mẹ như hai cá thể không thể tách rời vì những em bé lúc này rất phụ thuộc vào mẹ. Càng lớn, trẻ dần nhận ra mình là một cá thể độc lập thông qua những thay đổi trong thói quen như ăn dặm, ngủ giường riêng, ngủ phòng riêng, trẻ dần thoát khỏi sự phụ thuộc thân thiết vào mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình này, nếu cha mẹ nuông chiều con cái quá mức, bảo chac con quá mức thì điều này dễ khiến trẻ bị tâm lý ỷ lại.
Ví dụ như cậu bé 10 tuổi tại Trung Quốc dưới đây, ngày nào cũng ngủ cùng với mẹ vì quen hơi mẹ. Dù biết điều này là không tốt nhưng mẹ Bảo Bảo vẫn thẳng thắn cho rằng khó thay đổi.
Con trai 10 tuổi vẫn ngủ với mẹ vì quen hơi
Bảo Bảo đang học lớp 4 một trường tiểu học tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Cậu bé là một chàng trai rất đáng yêu, sở hữu một nụ cười khiến con tim của người lớn tan chảy. Bảo Bảo có một thói quen ngày nào đi ngủ cũng phải tìm cách ngửi tóc của mẹ, và nếu mẹ không nằm ngủ cạnh thì nếu không ngửi thấy thì cả đêm cậu sẽ không ngủ được. Vì vậy, để con trai ngủ ngon, dù đã 10 tuổi mẹ Bảo Bảo vẫn để cậu ngủ cùng giường với mình.
Trường học của Bảo Bảo là trường nội trú và hầu hết các bạn cùng lớp của cậu đều sống trong trường. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt của Bảo Bảo, mẹ của cậu đã phải thảo luận với giáo viên để cho cậu ở trường bán trú, tối về nhà ngủ với mẹ. Mặc dù cô giáo đã nhiều lần nhắc nhở mẹ của Bảo Bảo rằng nên ngủ giường riêng với con vào thời điểm thích hợp, để đứa trẻ tự lập hơn nhưng mẹ của Bảo Bảo vẫn cảm thấy không nỡ.
Thực ra, mẹ của Bảo Bảo cũng rất lo lắng về điều này, Bảo Bảo không thể từ nhỏ cho tới lớn đều ngủ với mẹ. Thực sự không biết đến bao giờ đứa trẻ mới sửa được tật xấu này! “Tôi cũng trách mình đã mềm lòng mà không sửa chữa sớm hơn!” - Mẹ Bảo Bảo cho biết.
Nhiều người cho rằng con bám mẹ là tốt vì con sẽ rất tình cảm.
Để thay đổi thói quen ngủ không tốt của Bảo Bảo, mẹ của cậu thậm chí còn yêu cầu cha của Bảo Bảo sử dụng dầu gội và dầu xả giống mình, và để con trai mình ngủ thiếp đi với mùi tóc của cha. Thế nhưng điều này hoàn toàn không có tác dụng. Ngày còn bé, vì con trai rất tình cảm, luôn quấn quýt bên mẹ nên mẹ Bảo Bảo ôm cậu ngủ mỗi tối, cứ nghĩ rằng lớn dần con sẽ không còn phụ thuộc vào “mùi của mẹ” khi đi ngủ nữa mà không biết rằng thói quen này không được sửa chữa một cách chính xác sẽ mang đến cho đứa trẻ những rắc rối.
Những tác động tiêu cực của việc phụ thuộc vào mẹ đối với sự phát triển của trẻ
Trong nhiều gia đình, mối quan hệ giữa con cái và mẹ gần gũi hơn, điều này chủ yếu là do người mẹ mềm mỏng, nhẹ nhàng tình cảm hơn, đồng thời cũng dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn cha. Nhưng nếu con trai quá dựa dẫm vào mẹ thì điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các nét tính cách nam giới của trẻ. Con trai sẽ không đủ mạnh mẽ, thiếu nam tính và tỏ ra rất nhát gan.
Con trai bám mẹ sẽ thiếu đi sự mạnh mẽ và nam tính.
Con trai phụ thuộc quá nhiều vào mẹ, cũng có thể khiến con lớn lên vẫn không thể tự mình sống độc lập, cuối cùng trở thành một “chàng trai bám mẹ”, cần dựa dẫm vào mẹ mọi việc và không thể tự chăm sóc bản thân.
Phụ thuộc quá nhiều vào mẹ cũng sẽ cản trở sự phát triển trí não của trẻ. Dưới sự bảo chac của mẹ, trẻ không thể hình thành nhận thức tâm lý trưởng thành. Điều này không chỉ cản trở việc phát huy tiềm năng của trẻ mà còn ảnh hưởng đến đánh giá của trẻ về bản thân.
Trẻ bám mẹ thường rất lo lắng khi phải rời xa mẹ, tuy nhiên đây là một giai đoạn phát triển cảm xúc bình thường, bắt đầu khi trẻ dần hiểu rằng mọi thứ và con người tồn tại ngay cả khi chúng không có mặt. Tin tốt là nỗi lo lắng về sự chia ly sẽ dần qua đi và cha mẹ có thể thực hiện các bước để kiểm soát nó dễ dàng hơn.
Trong quá trình nuôi dạy bé trai, các mẹ cần lưu ý những điều nào?
Con cái là món quà vô giá của bất kỳ các bậc cha mẹ nào, do đó trong quá trình nuôi dạy con, các mẹ sẽ không tránh khỏi những hiểu lầm về cách giáo dục con mà cưng chiều quá mức. Vì vậy, các mẹ phải nắm bắt được quy mô, thang đo của tình yêu thương, chú ý đến việc trau dồi khả năng tự lập của trẻ, để trẻ nhận thức đầy đủ rằng đã là một cá thể độc lập thì phải có năng lực độc lập.
Khi trẻ lớn đến một giai đoạn nào đó, các mẹ phải để trẻ có không gian, thời gian để con tập làm quen với tự lập. Đây không chỉ là sự thay đổi về phong cách sống hay thói quen mà còn là phản ánh mức độ tâm lý cho phép trẻ dần chấp nhận thực tế rằng cuối cùng chúng sẽ lớn, sẽ phải xa mẹ để có cuộc sống riêng. Khi đứa trẻ có thể nhận ra điều này, tất cả sự phát triển và thay đổi sẽ trở nên tự nhiên.
Có con trai trong gia đình, cha mẹ phải quan tâm đến quy mô giáo dục.
Trong giáo dục gia đình, người cha cũng nên tham gia một cách thích hợp. Ví dụ, trong vấn đề đồng hành cùng con, ngoài mẹ Bảo Bảo, cha Bảo Bảo cũng nên là người bạn đồng hành tốt nhất cho con. Khi trẻ cũng có thể thiết lập mối quan hệ tình cảm thân thiết với cha, sự phụ thuộc của chúng vào mẹ sẽ giảm chat. Vì vậy, khi chăm sóc con, mẹ của Bảo Bảo không nên một mình gánh vác mọi việc mà hãy khuyến khích cha của Bảo Bảo tham gia vào việc này là tốt nhất cho con.
Có con trai trong gia đình, cha mẹ phải quan tâm đến quy mô giáo dục. Yêu thương quá mức sẽ dẫn đến việc trẻ ỷ lại, điều này rõ ràng không có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ có thể bình tĩnh chấp nhận sự lớn lên của con cái và sự xa cách của chúng với cha mẹ, điều này có thể cho trẻ một sự giáo dục và hướng dẫn toàn diện hơn. Trẻ em không bị ràng buộc chai bất cứ ai, chúng là một cá thể độc lập, cần tự lập và cần được tôn trọng không gian riêng.
Trẻ em không bị ràng buộc chai bất cứ ai.
Làm thế nào để có thể đối phó với sự bám mẹ, bện hơi mẹ ở con?
Trẻ sơ sinh có thể có dấu hiệu lo lắng khi phải rời xa cha mẹ sớm nhất là 6 hoặc 7 tháng tuổi, nhưng đối với hầu hết trẻ sơ sinh, tình huống này thường xảy ra phổ biến nhất từ 10 đến 18 tháng tuổi và giảm dần sau 2 năm. Em bé có thể trải qua cảm giác lo lắng về sự tách biệt vào ban đêm, khi phải ngủ một mình trong nôi, mặc dù cha mẹ đang ở ngay trong phòng bên cạnh.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm qua đi do đó, cha mẹ hãy để con ngủ phòng riêng vào thời điểm thích hợp. Có rất nhiều minh chứng khoa học chỉ ra rằng, ngủ riêng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ. Trẻ cần được giáo dục và định hướng hình thành các kỹ năng ngay từ khi còn rất nhỏ. Ngủ riêng được đánh giá là một trong những đóng góp quan trọng hình thành kỹ năng tự lập, tự chủ cho trẻ.
Hãy cho trẻ ngủ riêng từ bé.
Để tránh gây ảnh hưởng lớn về tâm lý cho con, cha mẹ cũng có thể lên kế hoạch cho con tách mẹ một cách từ từ. Ví dụ như để con nằm trong nôi đặt cạnh giường của mẹ, sau đó lại di chuyển nôi ra xa hơn và cuối cùng là sang một phòng riêng khác. Điều này sẽ khiến trẻ bớt hoảng loạn và gây ám ảnh tâm lý khi con phải ngủ xa mẹ.
Hãy biến việc rời xa mẹ thành thói quen: Mẹ nên lựa chọn một nghi thức đơn giản và ngọt ngào để tuân thủ thực hiện mỗi khi phải nói lời tạm biệt. Một thói quen có thể đoán trước sẽ giúp trẻ xây dựng niềm tin vào mẹ và vào khả năng của chính mình để vượt qua sự xa cách. Ví dụ: Hôn và ôm con khi mẹ chuẩn bị rời đi, thỏ thẻ với con rằng mẹ đi đâu và bao giờ sẽ quay lại khiến trẻ quen dần với điều này.
Tạo mọi điều kiện và hoàn cảnh để bố chăm con.
Tạo mọi điều kiện và hoàn cảnh để bố chăm con, để tránh cho con chỉ quen với mẹ mà khó chấp nhận sự chăm sóc của người khác như bố thì đây là cách truyền thống là để bố chơi đùa với con nhiều nhất có thể. Ngoài bố, những người chăm sóc khác như cô giáo mầm non, bảo mẫu, ông bà… cũng đóng góp phần khiến trẻ bớt bám mẹ hơn.
Nhiều bà mẹ vẫn nghĩ rằng, con bện hơi mẹ là yêu mẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về trẻ em, điều này khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mẹ. Nó không có lợi cho quá trình hình thành các kỹ năng và tính độc lập, do đó, bố mẹ hãy cân nhắc tách con sớm, không chỉ là việc ngủ riêng giường mà còn nhiều vấn đề tự lập khác trong cuộc sống.