Muốn dưỡng tim khỏe trong mùa lạnh, mỗi ngày nhớ làm 10 việc đơn giản này

HÀ VŨ. - Ngày 25/02/2022 14:32 PM (GMT+7)

Tim mạch cung cấp và giúp lưu thông máu, đưa máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể nhằm duy trì sự sống. Bởi vậy, ai cũng nên áp dụng những việc cần thiết để bảo vệ và duy trì trái tim khỏe mạnh, phòng bệnh tật.

Tim có chức năng rất quan trọng, chi phối toàn bộ hoạt động sinh tồn của cơ thể chúng ta. Đó là lý do ai cũng cần bảo vệ và duy trì trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là 10 “liều thuốc” đơn giản giúp tăng cường tim được các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện hằng ngày:

1. Kê cao chân khi ngủ

Kê chân khi ngủ có thể giúp giảm áp lực tim.

Kê chân khi ngủ có thể giúp giảm áp lực tim. 

Kê cao chân khi ngủ thực sự có thể bảo vệ tim, tạo điều kiện thuận lợi cho máu từ chân và bàn chân trở lại phổi và tim, đồng thời tim có thể cung cấp máu tươi đến chân và bàn chân, làm giảm áp lực của tim và bảo vệ trái tim.

2. Ăn một quả táo mỗi ngày

Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Y học Anh cho thấy nếu những người trung niên và cao tuổi ở Anh trên 50 tuổi kiên trì ăn một quả táo mỗi ngày thì có thể giảm 8.500 ca tử vong do bệnh tim gây ra trong một năm, và hiệu quả gần với tác dụng của uống thuốc.

3. Uống một tách trà xanh mỗi ngày

Trà xanh là thức uống tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như tim

Trà xanh là thức uống tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như tim

Một nghiên cứu của Bệnh viện Johns Hopkins, Mỹ cho thấy một tách trà mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chất polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống oxy hóa, ức chế hình thành huyết khối, có tác dụng bảo vệ tim mạch.

4. "Thể dục" cho mạch máu

Để các mạch máu “thể dục”, tức là đạt được mục đích phòng và chữa bệnh về tim mạch thông qua phương pháp tắm nước nóng và lạnh xen kẽ. Phương pháp cụ thể là tắm bằng nước ấm trước, sau đó tắm bằng nước lạnh hơn một chút, khoảng 25 độ C. Điều đáng chú ý là phương pháp này không phù hợp với những người có thể chất yếu.

5. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho tim

Trên lâm sàng, người ta thường khuyến cáo những người bị bệnh tim xấu nên ăn nhiều những loại thực phẩm sau: Rong biển, nấm, cần tây, rau mùi và các loại gia vị như hành, gừng, tỏi.

6. Uống nước vào 3 thời điểm

Cốc đầu tiên, sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, có thể làm giảm độc nhớt của máu. Cốc thứ hai, nửa giờ trước khi đi ngủ, có thể làm loãng máu và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và huyết khối. Cốc thứ ba là khi thức giấc nửa đêm, uống một ít nước có thể tăng lượng nước cho cơ thể và bảo vệ tim mạch.

7. Xoa bóp huyệt tim trên cổ tay

Cách xác định huyệt tim trên cổ tay

Cách xác định huyệt tim trên cổ tay

Có một điểm bảo vệ tim trên cổ tay - xoa bóp huyệt Nội quan có tác dụng chăm sóc sức khỏe cho tim.

8. Cười mỗi ngày

Cười có thể làm tăng 22% sự giãn nở của mạch máu, tăng lưu lượng máu, giảm huyết áp và giảm nguy cơ đau tim. 

9. Ăn một ít các loại hạt mỗi ngày

Muốn dưỡng tim khỏe trong mùa lạnh, mỗi ngày nhớ làm 10 việc đơn giản này - 4

Các nhà nghiên cứu từ Bộ phận Y tế Toàn cầu của Đại học Vanderbilt (Mỹ) phát hiện ra rằng, tiêu thụ thường xuyên các loại hạt có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim, giúp mọi người bảo vệ tim .

10. Ngủ 7 tiếng một ngày

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa West Virginia (Mỹ( cho biết những người ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bảy giờ mỗi ngày, bao gồm cả ngủ trưa, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. 

Ngoài việc áp dụng các cách trên để trái tim mình luôn khỏe mạnh, bạn cũng cần chú ý tới 7 chỉ báo dưới đây trên cơ thể để có thể kịp thời khám và điều trị. Ngoài ra, nếu thấy bản thân có biểu hiện khó chịu ở vùng ngực, bạn cũng đừng trì hoãn việc đi khám để tránh bệnh tình diễn biến xấu, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếp nhăn trên sống mũi

Khu vực mũi thể hiện trái tim đang hoạt động ra sao. Nếu nếp nhăn trên mũi nhiều và dày đặc, chứng tỏ tim của bạn bị quá tải. 

Nếp gấp trên dái tai

Nếp gấp trên dái tai có thể cho biết tim bạn đang có vấn đề. Ảnh minh họa

Nếp gấp trên dái tai có thể cho biết tim bạn đang có vấn đề. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học cho rằng, tắc nghẽn động mạch, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, cũng có thể liên quan tới tình trạng cung cấp máu ít cho khu vực dái tai, dẫn đến hình thành các nếp nhăn và nếp gấp chéo.

Các nếp gấp tai có thể là dấu hiệu cho biết quá trình tuần hoàn máu kém, kể cả các động mạch trong tim, chứ không đơn thuần là biểu hiện của sự lão hóa. Các nghiên cứu trước đây cũng từng chỉ ra mối liên quan giữa nếp gấp trên tai và nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Các mảng vàng trên mí mắt

Các mảng màu vàng hoặc màu cam được gọi là xanthelasmata xuất hiện trên đường viền của mí mắt. Các mảng này cao hơn da một chút và có thể xuất hiện ở mí mắt trên và dưới, thường ở góc trong của mắt.

Nhiều người nghĩ rằng đây là bệnh ngoài da đơn thuần. Nhưng thực tế, đây là biểu hiện ngoài da của rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể người rất dễ mắc bệnh tăng lipid máu, đồng thời còn kèm theo các vấn đề về tim mạch như bệnh tim mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim...

Đục rìa giác mạc

Biểu hiện ở mắt cũng có thể cho biết một số tình trạng của tim. Ảnh minh họa

Biểu hiện ở mắt cũng có thể cho biết một số tình trạng của tim. Ảnh minh họa

Một vòng màu trắng xám xuất hiện xung quanh giác mạc, được gọi là đục rìa giác mạc. Đó là kết quả của sự lắng đọng quá nhiều lipid như cholesterol, phospholipid và triglycerid trong máu tại rìa giác mạc. Một số bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành cũng có thể xuất hiện tình trạng đục rìa giác mạc.

Lưỡi màu tím sẫm

Lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt. Đối với những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, lưỡi xuất hiện màu tím sẫm hoặc có vết bầm. Nếu xuất hiện vết bầm máu trên lưỡi và kèm theo các triệu chứng như đánh trống ngực, khó thở, thậm chí mất ngủ và hay mơ, ngứa ran vùng trước tim thì chứng tỏ có thể mắc bệnh tim mạch.

Lòng bàn tay đỏ sẫm

Nếu thấy lòng bàn tay đỏ sẫm, bạn nên đi khám. Ảnh minh họa

Nếu thấy lòng bàn tay đỏ sẫm, bạn nên đi khám. Ảnh minh họa

Màu sắc của lòng bàn tay bình thường là hồng hào, nếu lòng bàn tay quá đỏ rất dễ gây ra hiện tượng tăng độ nhớt của máu. Màu sắc của lòng bàn tay có thể phản ánh nhiều loại bệnh, như màu đỏ sẫm thể hiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, lưu thông mạch máu kém và chức năng tim kém.

Móng chân dày lên và biến dạng

Móng chân có biểu hiện bất thường, không giống như trước, có những thay đổi như dày lên, đổi màu, biến dạng… bạn đừng bất cẩn, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra tim mạch. Một nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện hàm lượng một số chất trong móng chân có mối quan hệ nhất định với tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim.

Bệnh tim không nên làm gì và nên làm gì?
Những người mắc bệnh tim nên chú ý tới lối sống và chế độ ăn uống. Bệnh tim không nên làm gì và nên làm gì rất quan trọng để tránh bệnh trở nặng.

Bệnh tim

HÀ VŨ. Dịch từ aboluowang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe