12 loại rau quả "bẩn" và sạch nhất, có loại suốt 7 năm luôn xếp loại "bẩn" nhất mà nhiều người thích ăn

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 21/09/2022 10:44 AM (GMT+7)

Bạn nên tránh những loại trái cây và rau nào nếu không muốn có thêm một khẩu phần thuốc trừ sâu với món salad của mình?

Hàng năm, nhóm Công tác Môi trường (EWG) lại phát hành Hướng dẫn cho người mua hàng về thuốc trừ sâu trong sản xuất bao gồm danh sách các loại trái cây và rau quả sạch và "bẩn" nhất mỗi năm được gọi là Dirty Dozen. Lưu ý: khái niệm "bẩn" này dùng để chỉ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. 

Báo cáo của EGW được ban hành hàng năm kể từ năm 2004, sử dụng dữ liệu kiểm tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để xếp hạng 46 loại thực phẩm bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu. Các nhân viên của USDA cũng chuẩn bị thực phẩm như người tiêu dùng đó là rửa trước khi kiểm tra từng loại.

USDA không lấy mẫu tất cả 46 loại thực phẩm mỗi năm, vì vậy EWG lấy kết quả từ giai đoạn thử nghiệm gần đây nhất. Ví dụ, dâu tây đã không được USDA kiểm tra kể từ năm 2016.

Danh sách những loại rau "bẩn" nhất và sạch nhất 2022

12 loại rau quả amp;#34;bẩnamp;#34; và sạch nhất, có loại suốt 7 năm luôn xếp loại amp;#34;bẩnamp;#34; nhất mà nhiều người thích ăn - 1

Sau khi tiến hành kiểm nghiệm, EGW đã đưa ra một số phát hiện, bao gồm:

- Nhiều mẫu trong số 46 loại trái cây và rau quả cho kết quả dương tính với nhiều loại thuốc trừ sâu. 

- Báo cáo cho biết trên 90% dâu tây, táo, cherry, rau chân vịt, quả xuân đào và nho có kết quả dương tính với dư lượng của hai hoặc nhiều loại thuốc trừ sâu. Dâu tây lần thứ 7 đứng trong danh sách "bẩn" nhất và vẫn đứng đầu. 

- Thử nghiệm cho thấy lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất được tìm thấy là 103 loại, phát hiện trên các mẫu rau cải xoăn, cải rổ (cải búp) và cải mù tạt. Tiếp theo là 101 loại thuốc trừ sâu khác nhau được tìm thấy trên ớt chuông và ớt cay.

- Có một sự thay đổi trong bảng danh sách năm 2022 đó là anh đào từ ví trị thứ 7 đã xếp xuống thứ 8 trong danh sách 12 loại thực phẩm bị ô nhiễm nặng nhất. Trong danh sách rau củ quả sạch năm nay cũng có sự thay đổi khi dưa lê, dưa vàng được phân loại cao hơn (dưa lê từ vị trí thứ 14 lên vị trí thứ 8, dưa vàng từ vị trí 15 lên vị trí 12). Ngoài ra, danh sách này còn có những loại rau quả mới như dưa hấu, khoai lang nhưng bông cải xanh và súp lơ trắng lại bị loại.

Danh sách của EWG thống kê những loại rau củ nào chứa nhiều và ít thuốc trừ sâu nhất.

Danh sách của EWG thống kê những loại rau củ nào chứa nhiều và ít thuốc trừ sâu nhất.

Mặc dù danh sách trên có thể khiến nhiều người lo ngại khi mua rau củ quả nhưng các chuyên gia khuyên bạn đừng ngừng ăn những thực phẩm này vì chúng cũng chứa đẩy đủ các vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết để chống lại bệnh tât.

Alexis Temkin, một nhà nghiên cứu chất độc tại EWG với chuyên môn về hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu cho biết: “Nếu những thứ bạn thích ăn nằm trong danh sách "bẩn", chúng tôi khuyên bạn nên mua loại hữu cơ. Một số nghiên cứu được đánh giá ngang hàng và thử nghiệm lâm sàng đã xem xét điều gì sẽ xảy ra khi mọi người chuyển sang chế độ ăn hoàn toàn hữu cơ. Đó là nồng độ và số lượng thuốc trừ sâu giảm rất nhanh".

Người tiêu dùng cũng có thể tham khảo danh sách "thực phẩm sạch" của EWG - danh sách các sản phẩm có ít thuốc trừ sâu nhất. Gần 70% trái cây và rau trong danh sách không có dư lượng thuốc trừ sâu có thể phát hiện được, trong khi chỉ dưới 5% có dư lượng từ hai loại thuốc trừ sâu trở lên. Trong đó, bơ có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp nhất trong số 46 loại thực phẩm được thử nghiệm.

Nguy cơ đối với sức khỏe của thuốc trừ sâu

Báo cáo của EWG cho biết loại thuốc trừ sâu DCPA, được EPA phân loại là có thể gây ung thư ở người và bị Liên minh châu Âu cấm vào năm 2009, thường xuyên được phát hiện trên cải, cải xanh và cải xoăn.

Chlorpyrifos, một loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng trên cây ăn quả cũng như cây trồng theo hàng như bông cải xanh và súp lơ, đã bị EPA cấm vào tháng 2 năm 2022. EPA cho biết Chlorpyrifos có chứa một loại enzyme dẫn đến ngộ độc thần kinh và cũng có liên quan đến các tác động tiềm ẩn về phát triển thần kinh ở trẻ em.

Thuốc trừ sâu có thể gây hại tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Thuốc trừ sâu có thể gây hại tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, có thể gây hại đến sự phát triển của não bộ. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy sự suy giảm chỉ số IQ và gia tăng khuyết tật trí tuệ ở trẻ em do tiếp xúc với phốt phát hữu cơ, một loại thuốc trừ sâu phổ biến.

Một số lượng lớn thuốc trừ sâu cũng ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết trong việc phát triển bào thai, có thể cản trở sự phát triển, sinh sản và trao đổi chất.

Người tiêu dùng nên lựa chọn rau củ thế nào?

Bên cạnh việc ăn uống hữu cơ, người tiêu dùng có thể thực hiện một số hành động để giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu - và nhiều chất độc khác như kim loại nặng - có thể được tìm thấy trong nông sản bằng cách:

- Rửa sạch tất cả các sản phẩm trước khi ăn. Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc nước rửa sản phẩm thương mại - nước thường là lựa chọn tốt nhất.

- Chọn rau củ được trồng tại địa phương: Các chuyên gia cho biết mua thực phẩm trực tiếp từ nông dân địa phương có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với thuốc trừ sâu.

- Ăn rau củ quả theo mùa: Đó là thời điểm tốt để mua thực phẩm hữu cơ với số lượng lớn, sau đó đông lạnh hoặc có thể để sử dụng trong tương lai.

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ CNN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm