Bởi vì chân và bàn chân ở xa tim, phần dưới cơ thể dễ bị huyết khối hơn. Nếu trong cơ thể xuất hiện cục máu đông thì trên chân có thể sẽ xuất hiện 4 triệu chứng này.
Dữ liệu lâm sàng cho thấy hầu hết các cục máu đông xảy ra ở người cao tuổi. Khi tuổi càng cao, tốc độ trao đổi chất và tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Do đó, dễ khiến một lượng lớn chất độc, rác thải chuyển hóa tích tụ trong mạch máu khiến thành mạch máu dày lên, lòng mạch hẹp lại, lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn mạch máu.
Hiện nay, huyết khối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, rất nhiều người trẻ cũng mắc cục máu đông. Các mạch máu có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cơ thể để thực hiện các hoạt động sinh lý khác nhau, đồng thời vận chuyển các chất thải chuyển hóa và các chất độc do các hoạt động sống tạo ra. Nếu các mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường của cơ thể, cơ thể sẽ sinh ra một số triệu chứng khó chịu, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Bởi vì chân và bàn chân ở xa tim, phần dưới cơ thể dễ bị huyết khối hơn. Nếu trong cơ thể xuất hiện cục máu đông thì triệu chứng phù chân sẽ rõ ràng hơn. 4 dấu hiệu xuất hiện ở chân cho thấy mạch máu của bạn có thể đang bị tắc nghẽn.
1. Chân tay lạnh
Khi nhiệt độ bên ngoài xuống quá thấp dễ xảy ra hiện tượng lạnh chân, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sau khi thực hiện các biện pháp ủ ấm thì triệu chứng lạnh chân sẽ cải thiện hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thời tiết tương đối cao, chân tay thường xuyên bị lạnh, thì cần phải chú ý, đó có thể là bệnh huyết khối. Do trong cơ thể bị tụ máu và máu lưu thông kém, máu không thể đến chân kịp thời, kéo theo cường độ hoạt động sống của các mô và tế bào ở chân sẽ bị giảm sút, giảm sinh nhiệt, biểu hiện là chân tay lạnh.
2. Đau chân
Khi bệnh nặng hơn, tình trạng tắc nghẽn mạch máu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Áp lực máu đi qua các mạch máu tăng lên, lâu dần có thể gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, tổn thương mô, thậm chí hoại tử các mô và tế bào ở chân, lúc này có thể bị đau chân, trường hợp nặng có thể gây tê liệt. Nếu bạn không bị thương ở bên ngoài, nhưng bạn thường cảm thấy đau âm ỉ ở chân và bàn chân, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem mạch máu có bị tắc nghẽn hay không.
3. Chuột rút ở chân
Nói đến chuột rút, phản ứng đầu tiên của nhiều người có thể là thiếu canxi. Ngoài việc thiếu hụt canxi, huyết khối cũng có thể gây ra chuột rút, biểu hiện chủ yếu là co quắp chân và bàn chân không tự chủ. Khi nguồn cung cấp máu đến chân bị tắc nghẽn và chức năng điều tiết thần kinh của chân bị ảnh hưởng, các cơ xương có thể bị run, tức là bị chuột rút.
Khi ngủ vào ban đêm, tốc độ trao đổi chất chung của cơ thể sẽ chậm lại, lượng máu lưu thông cũng chậm, chân không được cung cấp đủ máu, do đó, bệnh nhân mắc bệnh huyết khối sẽ thường xuyên bị chuột rút, tê bì chân vào ban đêm. Nếu chuột rút thường xuyên không thể giải thích bạn cần phải chú ý.
4. Tê chân
Nhiều người cũng từng gặp trường hợp tương tự, nếu ngồi ở một tư thế lâu hoặc bị vật nặng đè lên chân, chân dễ bị tê. Do mạch máu chi dưới bị chèn ép khiến máu lưu thông ở chân không tốt, tình trạng này dễ dẫn đến thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở các mô ở chân. Tê chân tay do tình trạng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thể chất, sau một thời gian nghỉ ngơi các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị tê chân mà không rõ nguyên nhân thì bạn cần chú ý, đó có thể là cục máu đông. Nếu trong người có cục máu đông khiến máu lưu thông không thông suốt, chân dễ bị tê mỏi, lúc này tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám xem mạch máu có bị tắc không.
Sự hình thành huyết khối không phải hình thành sau 1, 2 ngày mà nó là một quá trình chậm, lâu dài. Đặc biệt cơ thể sẽ luôn có một số tín hiệu được phát ra trong quá trình hình thành cục máu đông, trong đó tiêu biểu nhất là hoạt động của chân. Mọi người phải cẩn thận quan sát những thay đổi của cơ thể trong cuộc sống hàng ngày, đến bệnh viện khám nếu phát hiện bất thường và điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng thêm và gây nguy hại cho cơ thể.