5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối

Đặng Giang - Ngày 15/10/2022 14:30 PM (GMT+7)

Lẩu là món ăn ngon nhưng nếu cứ ăn theo 5 cách này thì sớm muộn sẽ phải đi gặp bác sĩ.

Nhắc đến các món ngon phải ăn vào vào mùa thu đông thì chắc chắn lẩu là lựa chọn không tồi. Món ăn này có sự kết hợp của nhiều thực phẩm từ thịt, rau cho tới trứng, đậu đều không thiếu.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 1

Tuy hương vị thơm ngon, dễ ăn thế nhưng nếu phạm phải 5 sai lầm dưới đây thì từ món bổ dưỡng lại thành độc hại. Nếu bạn đang mắc những điều này thì phải bỏ ngay kẻo tuổi thọ bị rút ngắn.

1. Ăn ngay khi còn nóng

Sau khi nhúng chín, nhiều người thường gắp thịt/rau ra rồi ăn luôn. Thói quen này vô tình khiến khoang miệng và thực quản của bạn “lâm nguy”.

Theo các chuyên gia, khoang miệng và thực quản có một lớp màng rất mỏng. Nó chỉ có thể chịu được mức nhiệt khoảng 50 - 60 độ C. Nếu cao hơn ngưỡng này thì rất dễ bị tổn thương.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 2

Đối với những người có vết loét trong miệng, việc ăn đồ nóng sẽ khiến các vết thương này trở nên nặng hơn. Tình trạng này kéo dài còn có thể gây ung thư thực quản.

Để khắc phục điều này, bạn hãy gắp đồ ăn ra đĩa rồi để cho nguội sau đó mới từ từ thưởng thức.

2. Thịt chưa chín kỹ

Thịt tái sẽ thường mềm, ngọt nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn thịt chưa chín kỹ sẽ gây nên tình trạng khó tiêu. Vi khuẩn, ký sinh trùng ẩn trong thức ăn đi vào dạ dày, ruột cũng sẽ dễ sinh ra các bệnh lý nguy hiểm.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 3

Một số người có thói quen dùng chung đũa gắp thịt chín và thịt sống. Họ cho rằng, nước nóng, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại, tuy nhiên điều này là không hoàn toàn chính xác.

Chuyên gia khuyến nghị, nên ăn thịt khi đã chín kỹ. Tuyệt đối không để chung 2 loại thịt sống - chín chung với nhau. Ngoài ra, bạn cũng phải ghi nhớ dành riêng 2 loại đũa để gắp đồ sống, đồ chín.

3. Ăn quá cay

Đa số các loại lẩu hiện nay đều có vị cay. Theo đánh giá của các chuyên gia, đồ cay sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, thậm chí gây viêm nhiễm hậu môn.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 4

Nguyên nhân là do trong đồ cay có chứa các capsaicin. Chất này làm tắc nghẽn tĩnh mạch trực tràng, tĩnh mạch trĩ, làm lưu thông máu kém. Đây là lí do vì sao khi ăn đồ cay nóng quá thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường.

4. Uống nước lẩu

Rất nhiều người có thói quen uống nước lẩu. Phần nước này được xem là tinh túy, vừa thơm ngon lại đậm đà. Những tưởng là tốt nhưng thực tế, đây lại là phần mà bác sĩ khuyên không nên dùng.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 5

Bởi nước lẩu được đun sôi ở nhiệt độ cao trong 1 khoảng thời gian dài khiến các chất có hại cho cơ thể như nitrit sẽ hòa tan trong nước. Việc bạn uống nước lẩu sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Trường hợp muốn uống loại nước này thì tốt nhất nên chọn lúc chưa nhúng đồ ăn. Một khi đã nhúng thịt, rau thì không nên uống nữa.

5. Uống hoặc ăn đồ lạnh

Một cốc coca, bia lạnh hoặc kem sẽ khiến bữa lẩu trở nên hoàn hảo. Đa số mọi người đều chọn thưởng thức theo cách này mà không biết đang tàn phá hệ tiêu hóa một cách nghiêm trọng.

Các chuyên gia nhận định, khi bạn ăn lẩu, dạ dày sẽ tiết ra dịch tiêu hóa để hỗ trợ ruột non xử lý thức ăn và các chất mới được nạp vào.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 6

Việc bạn uống đồ lạnh, ăn kem sẽ vô tình làm cho nhu động của dạ dày bị suy yếu. Lúc này, quá trình tiết dịch tiêu hóa cũng giảm đi, dẫn tới khó tiêu, đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.

Trên thực tế, không chỉ ăn lẩu mà bất cứ món nóng nào khi kết hợp với đồ lạnh cũng gây ra bất lợi cho niêm mạc dạ dày và đường ruột. Thay vì sử dụng đồ lạnh, bạn có thể dùng nước lọc để thay thế.

Những lưu ý cần nhớ khi ăn lẩu

- Cân bằng dinh dưỡng là điều bạn không thể bỏ qua. Nên ăn đầy đủ cả thịt, rau, cơm/bún. Bạn cũng nên bổ sung một ít trái cây sau khi kết thúc.

- Không nên ăn quá lâu vì các loại dịch tiêu hóa sẽ phải tiết ra nhiều, liên tục, dễ gây đau bụng, đi ngoài, thậm chí viêm dạ dày,... Chỉ nên ăn trong thời gian tối đa là 1 tiếng đồng hồ.

5 kiểu ăn lẩu “phá nát” dạ dày chẳng mấy mà ung thư, rất nhiều người mắc phải, nguy hiểm nhất là kiểu cuối - 7

- Nên thay nước lẩu thường xuyên, bởi khi đun lẩu quá lâu sẽ làm cho các vitamin bị phân hủy gây hại cho sức khỏe.

- Lựa chọn và kết hợp các nguyên liệu bổ dưỡng. Tránh ăn những thực phẩm và rau kỵ nhau dễ gây ngộ độc. Đặc biệt nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa lẩu.

- Những người mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm miệng, bệnh tiêu hóa…. thì hạn chế hoặc không nên ăn lẩu.

Đi ăn lẩu khách thường được hỏi muốn thêm nước lẩu không?, đây là những bí mật ít người biết
Khi đi ăn lẩu, chắc hẳn nhiều người sẽ thấy chủ quán hoặc nhân viên chạy bàn hỏi "bạn có cần dùng thêm nước lẩu không", nhưng mục đích phía sau câu...

Eva Voice

Đặng Giang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe