Bạn chỉ xoa xà phòng lên khắp cơ thể khi tắm là chưa đủ. Dưới đây là những bộ phận mà bạn nên vệ sinh thường xuyên để giữ cho chúng sạch sẽ và không lưu giữ vi khuẩn có hại tiềm ẩn.
Da của chúng ta là nơi cư trú của khoảng 1,5 nghìn tỷ vi khuẩn. Nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều có hại, một số loại vi khuẩn thậm chí còn vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta không cần rửa quá kỹ một số bộ phận cơ thể bằng xà phòng.
Tuy nhiên đối với một số bộ phận khác nhiều người thường bỏ qua lại thực sự cần phải được làm sạch, ngừa vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Trang Bright Side tổng hợp 7 bộ phận trên cơ thể cần phải kỳ cọ sạch sẽ khi tắm, để bảo vệ sức khỏe.
1. Bàn chân
Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể cần được rửa sạch bằng xà phòng tắm. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta bỏ qua bộ phận này, nghĩ rằng nước và xà phòng từ trên cơ thể chảy xuống cũng sẽ giúp làm sạch bàn chân. Tuy nhiên, ở những khu vực này, nấm gây ra bệnh nấm da chân rất phổ biến, đặc biệt là khi bạn đi dép hoặc tông, hoặc khi cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều.
Đó là lý do tại sao bác sĩ da liễu khuyên chứng ta không chỉ rửa chân bằng xà phòng mà còn phải chà bằng đá bọt hàng ngày. Không gian giữa các ngón chân cũng nên được làm sạch kỹ lưỡng, bất kể bạn đi loại giày hay loại tất nào. Để tránh vi khuẩn và vi trùng lây lan, bạn cần rửa sạch ngón chân bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô cẩn thận bằng khăn.
2. Sau gáy
Phần sau gáy thường ấm và ẩm, đặc biệt nếu bạn để tóc dài hoặc tập thể dục thường xuyên, những điều kiện thuận lợi như thế này có thể khiến bụi bẩn và vi khuẩn bám dính trên gáy. Đó là lý do tại sao rửa sạch gáy hàng ngày bằng xà phòng và miếng bọt biển tẩy tế bào chết hoặc khăn ướt rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
3. Đôi mắt
Rửa mắt bằng xà phòng không phải là một ý kiến hay vì nó có thể gây hại cho giác mạc và củng mạc của mắt. Nhưng đó là lý do tại sao mắt có tuyến lệ (tuyến sản xuất nước mắt) chịu trách nhiệm làm sạch và bảo vệ chúng khỏi các mảnh vụn và các chất gây kích ứng khác.
Một cách an toàn để làm sạch mí mắt và lông mi là sử dụng dầu gội trẻ em không mùi. Trộn khoảng nửa thìa cà phê dầu gội vào một cốc nước ấm và nhúng một chiếc khăn mềm vào hỗn hợp, nhẹ nhàng chà mi mắt của bạn (qua lại) và sau đó rửa sạch bằng nước.
4. Háng/bẹn
Theo bác sĩ da liễu, nên rửa thật sạch bẹn mỗi ngày. Phần này của cơ thể bạn có các nếp gấp và nếp gấp có thể chứa vi khuẩn có hại dẫn đến lông mọc ngược, nhiễm trùng và có mùi hôi. Bẹn cũng là một trong những khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể của bạn, cách hiệu quả nhất để làm sạch nó là sử dụng loại dung dịch vệ sinh có độ an toàn cao, lau rửa nhẹ nhàng và rửa sạch bằng nước.
5. Dưới móng tay
Các vi khuẩn khác nhau có thể cư trú ở khu vực dưới móng tay của bạn và bạn sẽ không thể loại bỏ tất cả chúng chỉ bằng cách rửa tay. Theo các bác sĩ, nên ngâm tăm bông với nước xà phòng ấm và ngoáy dưới móng tay sẽ giúp loại bỏ bất kỳ vi khuẩn và mảnh vụn mà mắt thường không nhìn thấy được.
6. Khuỷu tay
Chúng ta thường đặt khuỷu tay trên các bề mặt bẩn (mặt bàn, bàn làm việc, bàn nhà hàng) mà không nhận ra. Da ở vùng khuỷu tay thường bị khô và có vảy, có thể dễ bị đứt vi da, có thể là cổng xâm nhập của vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng da và mô mềm do tụ cầu vàng. Làm sạch chúng hàng ngày khi tắm bằng khăn.
7. Sau tai
Sau tai là khu vực lõm và ấm có rất nhiều tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn. Bã nhờn là nơi ẩn náu lý tưởng cho vi khuẩn Staph aureus, Tinea capitis và vi khuẩn corporis, và nếu sau tai không được làm sạch hàng ngày, có thể tạo ra mùi mốc, các vi khuẩn sẽ gây hại sức khỏe.
Bí quyết khi tắm:
Sử dụng dầu xả cho tóc có thể dẫn đến kích ứng da và xuất hiện mụn trên cơ thể. Để tránh điều này và loại bỏ hết dầu xả và dầu gội còn sót lại trên da, chuyên gia khuyến nghị cách sau: Gội đầu, xả sạch, thoa dầu xả ủ tóc, tắm sạch cơ thể bằng sữa tắm, sau đó xả sạch dầu xả và sữa tắm cùng một lúc.