Thay đổi một số thói quen nhỏ trong sinh hoạt cũng có thể giúp bạn giảm cân, duy trì một cơ thể cân đối, tăng cường sức khỏe thể chất.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
1. Uống một cốc nước khi thức dậy và trước bữa ăn 10 phút
Uống nước ấm vào buổi sáng ngay sau khi bước xuống giường giúp thúc đẩy tiến trình tuần hoàn máu, thanh lọc cơ thể, làm sạch đường tiêu hóa. Uống một cốc 200 ml nước ấm 10 phút trước khi ăn có thể làm dịu cơn đói, giảm lượng thức ăn và ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều.
2. Ăn rau trước
Rau chứa chất xơ, vì vậy hãy ăn rau trước, sau đó là thực phẩm cung cấp chất đạm và cuối cùng là thực phẩm chứa tinh bột. Trình tự ăn uống như vậy giúp nhanh chóng làm đầy dạ dày, ngăn chặn việc nạp thức ăn nhiều calo, đạt được hiệu quả giảm cân và giữ gìn vóc dáng. Ngoài ra, chất xơ trong rau còn có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo và chống béo phì.
3. Ăn no đến 70%
Ăn ba bữa đúng giờ, nhưng không được ăn quá no. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng ăn no 70% là đủ để đạt được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cảm giác no 70% tức là bụng không còn đói, cảm giác thèm ăn cũng không cao, bạn vẫn có thể ăn tiếp được, nhưng ăn tiếp sẽ rất no.
4. Ăn tối càng sớm càng tốt
Ban đêm dễ gây tích tụ thức ăn và sinh mỡ, để tránh điều này thì bữa tối phải ăn sớm. Ăn sau 7h tối, nhất là khi bạn ăn những món ăn nhiều dầu chất béo như thịt nướng, bánh ngọt... sẽ dẫn tới hậu quả không chỉ tăng cân mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh.
5. Uống nhiều nước
Nếu bạn muốn giảm cân, bạn phải từ bỏ những thức ăn có hàm lượng calo cao như đồ ăn chiên rán, nước ngọt và trà sữa. Nên uống thêm nước ấm mỗi ngày, không những có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất mà còn giảm cảm giác thèm ăn. Một ngày, người bình thường nên uống tám cốc nước ấm.
Khi uống nước nên uống thành từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhanh. Việc uống nước quá nhanh sẽ rất dễ bị tụt huyết áp, phù nề não, dẫn tới đau đầu, buồn nôn và dễ khiến bạn bị sặc nước.
6. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Để đảm bảo quá trình trao đổi chất hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng đói, khuyên bạn nên ăn 4 bữa/ngày. Bao gồm 3 bữa chính và một bữa phụ lúc 15h-16h, bữa phụ giúp giảm ăn nhiều vào bữa tối, cơ thể tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
7. Ngồi thẳng lưng, ngẩng cao đầu
Tư thế này giúp cải thiện lưu thông máu ở phần trên cơ thể, có tác dụng rất tốt đối với những vùng lưng và cánh tay. Ngoài ra, tư thế này còn kéo căng các cơ quan nội tạng và ngăn chúng bị sa ra ngoài. Ngồi thẳng lưng có thể kéo căng các nhóm cơ quanh bụng, cũng rất hiệu quả trong việc tiêu hao mỡ nội tạng và định hình vòng eo.
8. Tập hít thở sâu
Bài tập hít thở sâu có thể kéo giãn cơ toàn bộ vùng bụng rất tốt, không chỉ có thể đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ vùng bụng mà còn giúp tiêu hao mỡ nội tạng. Ngoài ra, hít thở sâu cũng có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, có thể cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất.
9. Đứng 15 phút hoặc đi bộ 15 phút sau bữa ăn
Không được ngồi nghỉ ngay sau bữa ăn, nên đi bộ hoặc đứng khoảng mười lăm phút. Làm như vậy có thể ngăn chặn sự gia tăng của lượng đường trong máu và sự tích tụ chất béo, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa béo phì.
10. Đi vệ sinh vào buổi sáng
Sau một đêm tích tụ trao đổi chất, ruột và bàng quang đã chứa nhiều chất thải. Vì vậy sau khi thức giấc, cơ thể được thoát đi lượng chất thải này thì rất tốt. Nếu bạn không thường xuyên vào nhà vệ sinh vào sáng sớm, bạn nên bắt đầu thực hành thói quen vệ sinh vào buổi sáng. Thói quen tốt sẽ là tiền để bảo đảm sức khỏe suốt cuộc đời.