Quá trình lão hóa xuất hiện, diễn ra nhanh hơn không chỉ do yếu tố di truyền mà còn do sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta nên từ bỏ ngay 15 thói quen xấu này để luôn trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
1. Nhai kẹo cao su
Nhiều người rất thích ăn kẹo cao su, nhưng nhai kẹo cao su nhiều khiến xương hàm phải hoạt động nhiều gây mệt mỏi, các khớp lệch khỏi vị trí, gây rối loạn khớp thái dương, đồng thời còn khiến mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Ngoài ra, trong kẹo cao su cũng có các chất làm ngọt thay thế, khi nhai kẹo cao su sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, điển hình là tiêu chảy và béo phì do tăng cân tiềm ẩn.
2. Nhai một bên hàm
Cơ quai hàm sẽ bị lệch nếu trong thời gian quá dài bạn chỉ vận động một bên hàm, cơ hàm còn lại sẽ bị co do ít được vận động. Điều này cũng sẽ làm cho gương mặt bị biến dạng bên to bên nhỏ.
Đồng thời nhai một bên hàm sẽ khiến cho thức ăn không được nghiền nát khi đưa vào dạ dày, lâu ngày sẽ làm cho hệ thống tiêu hóa bị yếu đi dẫn đến đau dạ dày.
3. Dùng tay chạm vào mặt
Bạn có thể sử dụng bàn tay để rửa mặt hoặc chăm sóc da. Nhưng nếu tay để trên bề mặt có nhiều vi khuẩn, dùng tay đó quẹt lên trán, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da mặt. Ngón tay của bạn có chứa các loại dầu làm bít lỗ chân lông trên da mặt và da dễ nổi mụn.
4. Không thích uống nước
Nếu bạn uống ít nước và lượng nước của cơ thể không đủ sẽ khiến da bị thiếu nước và tiết dầu trên da không đủ dẫn đến da bị mất nước và khô ráp.
Các nghiên cứu cũng cho thấy ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể làm suy giảm nhiều hoạt động của chức năng não, đồng thời tăng tình trạng táo bón.
Ngoài ra, sụn trong các khớp và đĩa đệm của cột sống chứa khoảng 80% nước. Tình trạng mất nước trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng hấp thụ của khớp, dẫn đến đau khớp.
5. Hút thuốc
Hút thuốc có thể khiến da bị lão hóa sớm, da mặt chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn và lắng đọng quá nhiều sắc tố melanin, dễ gây ra nhiều nếp gấp môi và sụp mí. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, thậm chí gây ung thư.
6. Dụi mắt
Vùng da quanh mắt rất mỏng, việc dụi mắt có thể gây viêm nhiễm, thậm chí đau mắt đỏ.
7. Luôn cúi đầu và nghịch điện thoại
Khi bạn cúi đầu nghịch điện thoại, cột sống cổ sẽ phải hứng chịu áp lực lớn và có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng.
Việc cúi đầu sẽ làm tăng tốc độ lão hóa của các tế bào biểu bì và làm xuất hiện các nếp nhăn ở cổ sâu hơn. Ngoài ra, trọng lực và lực cúi thấp đầu sẽ có lực kéo lên lớp mỡ, khiến da chùng xuống, dẫn đến tình trạng xương hàm lỏng lẻo, rất dễ hình thành hai cằm.
8. Nặn mụn
Không ít trường hợp bị nhiễm trùng da mặt do thói quen cứ thích nặn mụn một cách tùy tiện, nhất là đối với mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc... Nặn mụn còn đem tới những hậu quả mặt bị rỗ, sần sùi, không được láng mịn, trang điểm cũng khó mà che đi những vết sẹo, vết rỗ trên mặt bạn.
9. Thức khuya
Khi thức khuya, cơ thể bạn sẽ trở nên căng thẳng và hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì…
Đồng thời, thức khuya sẽ gây rối loạn nội tiết, khiến da mất đi độ ẩm, dễ gây ra nếp nhăn, da xỉn màu, mụn, thâm quầng mắt trầm trọng hơn. Đối với phụ nữ rối loạn nội tiết còn khiến kinh nguyệt không đều, tăng nguy cơ u xơ tử cung...
10. Ngủ sai tư thế
Nằm cuộn tròn lại, nằm nghiêng, đầu gối gập lên là tư thế ngủ yêu thích của một số người nhưng nó lại ảnh hưởng xấu tới lưng và cổ của bạn. Việc cơ thể co gập lại khá sâu trong tư thế này cũng làm hạn chế việc hít thở, khiến bạn đau lưng và đau cổ cũng như làm tăng nguy cơ ngừng thở đột ngột.
Đồng thời nằm nghiêng một bên thời gian dài, do má bị ép khi ngủ có thể gây ra nhiều nếp gấp trên da ở những vùng như khóe mắt.
11. Trang điểm thường xuyên
Thường xuyên trang điểm có thể khiến da bị lão hóa. Nhiều chất hóa học có trong các loại mỹ phẩm như dầu, silicones… có thể gây dị ứng da, tắc lỗ chân lông, gây mụn đầu đen và mụn trứng cá. Ngoài ra, việc trang điểm liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bạn gặp phải những vấn đề về một số căn bệnh nguy hiểm như: Suy thận, vô sinh, rối loạn nội tiết, thậm chí là ung thư.
12. Gội đầu mỗi ngày
Gội đầu thường xuyên có thể làm hỏng lớp dầu tự nhiên của tóc. Hơn nữa, việc gội đầu thường xuyên sẽ khiến lớp biểu bì bị tổn thương, nếu gội đầu không đúng cách thì tổn thương sẽ càng rõ ràng hơn.
13. Cắn móng tay
Bàn tay của chúng ta hàng ngày tiếp xúc với nhiều thứ khác nhau nên sẽ bám rất nhiều vi khuẩn và virus, và móng tay là nơi bẩn nhất. Vì vậy khi chúng ta cắn móng tay, các vi sinh vật như vi trùng bám trên móng tay sẽ xâm nhập vào miệng, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau trong miệng như sưng nướu răng, chảy máu chân răng, viêm loét miệng...
14. Ăn quá mặn
Nếu ăn quá nhiều muối, ion natri trong cơ thể sẽ tăng lên, đồng thời xảy ra vấn đề trong quá trình trao đổi nước bên trong và bên ngoài tế bào, dẫn đến hiện tượng bám màu, khiến da sần sùi và đen sạm.
Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Việc tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể làm tăng huyết áp, đây là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
15. Ăn quá ngọt
Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nếp nhăn trên da. Quá nhiều đường có thể gây ra phản ứng glycation phá hủy các sợi protein giữ cho da đàn hồi, khiến da chảy sệ và rất thô ráp. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường dễ dẫn đến các vấn đề về da như mụn trứng cá, cũng như béo phì.