Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc

Đặng Giang - Ngày 14/10/2022 16:10 PM (GMT+7)

Nếu bạn cứ giữ thói quen ăn cá như dưới đây, đừng trách sao bệnh tật ùn ùn kéo đến.

Cá là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Có rất nhiều món ngon từ cá để bạn tham khảo như cá hấp, cá rán, cá nướng, chả cá… Tuy nhiên, không phải cách ăn cá nào cũng đem lại những giá trị dinh dưỡng như mong muốn.

Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc - 1

Các cách chế biến cá tưởng ngon mà rất hại sức khỏe

Có rất nhiều món ngon từ cá được yêu thích trong đó phải nhắc tới nướng và gỏi. Mặc dù hương vị rất thơm ngon nhưng ít ai biết đây là cách chế biến cực kỳ có hại.

Nướng

Các món nướng thường được yêu thích bởi hương vị và màu sắc của chúng rất cuốn hút.

Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc - 2

Cá nướng tuy rất ngon nhưng dưới tác động của nhiệt độ cao, một số chất dinh dưỡng như DHA, EPA, vitamin sẽ bị oxy hóa. Ngoài ra, lượng dầu ăn thêm vào món nướng cũng dễ làm sản sinh ra chất gây ung thư amin dị vòng.

Gỏi

Tại một số vùng quê Việt Nam có món cá sống trộn gỏi. Những loại cá nước ngọt đem làm gỏi ăn rất có hại. Bởi trong thịt cá chứa nhiều nang sống cùng sán lá gan.

Khi ăn vào, cơ thể bạn sẽ nhiễm loại sán này, lâu dần gây mệt mỏi, khó tiêu. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời dễ ảnh hưởng xấu đến lá gan. Thậm chí, còn có thể gây ra bệnh xơ gan cổ trướng, ung thư gan, thậm chí tử vong.

Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc - 3

Không chỉ gỏi làm từ cá nước ngọt, ngay cả những món sashimi làm từ cá biển cũng có thể gây bệnh cho người. Theo một thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Nhật Bản có khoảng hơn 20.000 người bị nhiễm sán lá gan. Do đó, các chuyên gia vẫn khuyên mọi người nên ăn chín thay vì ăn sống.

Bên cạnh cách chế biến, chọn ăn phần nào của cá cũng quan trọng không kém. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, có 2 bộ phận trên cơ thể cá tuyệt đối đừng ăn kẻo rước bệnh vào người.

Những bộ phận cực độc của cá

Túi mật

Túi mật là bộ phận có độc tố cực kỳ cao. Hầu hết các chất độc hại như axit cholic, histamine, axit hydrocyanic, natri cacboxylat sulfat đều được tìm thấy tại đây. Theo tính toán, chỉ cần 2,5g mật có thể gây chết người.

Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc - 4

Nghiên cứu cũng chỉ ra chất độc trong túi mật cá rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Vì thế mà dù ăn sống nấu chín thì chúng đều có thể gây ra ngộ độc.

Chuyên gia khuyên bạn,trong khi sơ chế hãy bỏ mật của cá. Tránh để mật dây vào mắt vì rất dễ dẫn tới mù lòa. Nếu không may bị vỡ mật, hãy rửa thật sạch cá dưới vòi nước nhiều lần rồi mới đem đi chế biến.

Đầu cá

Đầu cá nói chung và nhất là đầu cá biển đã được chứng minh là có chứa kim loại nặng, thủy ngân gây hại cho sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu, mức độ thủy ngân phân bổ trên con cá được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: Đầu - da - thịt và trứng.

Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc - 5

Phần đầu của các loại cá như cá mập, cá ngừ, cá kiếm… sẽ có hàm lượng thủy ngân cùng kim loại rất cao.

Hướng dẫn cách ăn cá an toàn

Để ăn cá vừa ngon lại tốt cho sức khỏe, bạn hãy lưu ý những điều sau:

Tần suất ăn

Các món ăn chế biến từ cá rất giàu protein cùng các chất dinh dưỡng. Chuyên gia khuyến nghị mỗi người trưởng thành nên ăn 280-525g cá/tuần và ăn khoảng 2-3 lần.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân. Không nên ăn quá nhiều.

Ăn cá thế này bảo sao gan thận “nát bấy”, nhiều người Việt vô tư ăn 2 bộ phận này mà không biết cực độc - 6

Chọn đúng cách chế biến

Thay vì chiên, nướng hay tẩm ướp nhiều gia vị, bạn nên chọn hấp, luộc cá để giữ nguyên hương vị. Cách làm này cũng giúp các chất dinh dưỡng trong cá không bị mất đi, tốt cho hệ tiêu hóa và phù hợp với mọi người.

Lưu ý, những người rối loạn chức năng gan, thận hoặc cơ địa dị ứng nên hạn chế ăn cá.

Ăn cá hồi nuôi có độc không? Khác biệt ít biết giữa cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã
Cá hồi đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi lại có hàm lượng dinh dưỡng không giống nhau.

Sống khỏe

Đặng Giang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm