Ăn nhanh 10 phút hay ăn chậm hơn 30 phút thì tốt cho sức khỏe hơn? Lý giải của bác sĩ khiến nhiều người giật mình

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 19/10/2023 18:53 PM (GMT+7)

Vì đặc thù công việc nên tôi thường xuyên phải ăn nhanh cho xong bữa cơm, như vậy liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe? TS.BS Từ Ngữ - Hội Dinh dưỡng Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc này.

TS.BS Từ Ngữ

Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam

Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia
Thanh Hòa (Hà Nội) (thanhhoa***@gmail.com)

Do đặc thù công việc nên tôi rất bận rộn, bữa sáng và bữa trưa dù vẫn ăn cơm nhưng tôi phải tranh thủ thời gian ăn nhanh. Tôi ăn cơm có khi chỉ trong vòng chưa đầy 10 phút đã xong.

Thấy tôi ăn nhanh như vậy, đồng nghiệp ở cơ quan khuyên không nên, vì như thế không tốt cho sức khỏe, dễ bị đau dạ dày. Tuy nhiên, đây là thói quen tôi thực hiện nhiều năm nay và không thấy bị làm sao.

Vậy xin bác sĩ tư vấn, bữa cơm thông thường ăn khoảng bao nhiêu phút là hợp lý? Tôi có nên tiếp tục ăn nhanh như trước được không?

img alt src/upload/4-2023/images/2023-10-19/com-1697695991-529-width600height381.jpg stylewidth: 600px; height: 381px; /
TS.BS Từ Ngữ

Như bạn chia sẻ, do đặc thù công việc nên thường xuyên phải ăn nhanh. Thực tế không chỉ có bạn, tất cả mọi người ăn nhanh hay chậm đều tùy thuộc vào công việc, tuổi tác, thói quen. Ví dụ như người già không thể ăn một bữa cơm trong vòng 10 phút được, vì như vậy dễ bị nấc nghẹn.

Còn dưới góc độ về dinh dưỡng, thời gian trung bình cho một bữa ăn nên trong khoảng 20-30 phút và cũng không nên kéo quá dài. Thời gian được tính từ khi bắt đầu có hoạt động nhai, đến khi buông đũa. Không bao gồm khi dọn cơm hoặc ngồi nói chuyện sau ăn ở mâm cơm.

Khi ăn, việc nhai kỹ rất quan trọng, ngoài để cảm nhận mùi vị thức ăn, nó còn giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn. Bởi khi thức ăn được nghiền nát, tới dạ dày sẽ không phải hoạt động co bóp nhiều. Hơn nữa, nhai kỹ cũng giúp no lâu hơn.

Ăn nhanh 10 phút hay ăn chậm hơn 30 phút thì tốt cho sức khỏe hơn? Lý giải của bác sĩ khiến nhiều người giật mình - 2

Tùy từng đối tượng, bữa cơm nên kéo dài trong khoảng 20-30 phút là hợp lý. Ảnh minh họa. 

Tuy nhiên, nhai kỹ không có nghĩa là ngồi thật lâu để ăn. Nếu bữa cơm kéo dài quá 30 phút thì thực phẩm sẽ nguội lạnh, vi khuẩn xâm nhập, vữa nát, cảm giác không còn ngon miệng. Do vậy, ai có thói quen ăn lâu hơn 30 phút thì nên thay đổi.

Ngược lại, với trường hợp của bạn hay với những người ăn quá nhanh, chỉ chưa đầy 10 phút đã xong bữa cơm cũng nên thay đổi. Có thể hiện bạn còn trẻ, có sức khỏe nên chưa cảm nhận được vấn đề về thể chất. Tuy nhiên, việc ăn chậm sẽ gây khó tiêu, không cảm nhận được mùi vị thức ăn, đầy hơi, chướng bụng…. Khi ăn nhanh, ăn qua loa như vậy, não bộ không kịp xử lý tín hiệu, khiến bạn không cảm thấy no, tiêu thụ nhiều thực phẩm, lâu dài dẫn đến béo phì.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Cũng ăn cơm nhưng người Nhật lại có cách ăn khác người Việt nên sống thọ mà không lo béo phì, tiểu đường
Cũng có thói quen ăn cơm nhưng người Nhật lại không gặp vấn đề béo phì hay tăng đường huyết vì họ có cách ăn hoàn toàn khác biệt so với thế giới.

Chế độ ăn uống

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có hại