Cũng ăn cơm nhưng người Nhật lại có cách ăn khác người Việt nên sống thọ mà không lo béo phì, tiểu đường

MINH MINH - Ngày 18/10/2023 18:54 PM (GMT+7)

Cũng có thói quen ăn cơm nhưng người Nhật lại không gặp vấn đề béo phì hay tăng đường huyết vì họ có cách ăn hoàn toàn khác biệt so với thế giới.

Gạo là lương thực chủ yếu ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn quá nhiều gạo trắng có thể gây ra một số tác động không tốt cho sức khỏe.

Những tác dụng phụ khi tiêu thụ quá nhiều gạo trắng tinh chế

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo tốc độ cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành đường có thể hấp thụ được. Thực phẩm có GI thấp tốt cho sức khỏe hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì chúng làm tăng lượng đường trong máu một cách chậm rãi nhưng đều đặn. 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng giải thích rằng thực phẩm có chỉ số GI cao hơn có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Và gạo trắng có chỉ số GI là 64, khiến nó chuyển hóa thành lượng đường trong máu nhanh hơn gạo lứt.

Điều này có thể gây rắc rối cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang tìm cách kiểm soát lượng đường trong máu. Dù vậy, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh chỉ ra rằng không phải lúc nào thực phẩm có GI cao cũng không tốt cho sức khỏe và không phải tất cả thực phẩm có GI thấp đều tốt cho sức khỏe. Ví dụ, dưa hấu và rau mùi tây là những thực phẩm có GI cao, trong khi bánh sô cô la có giá trị GI thấp hơn.

Do đó, điều quan trọng là bạn phải chú ý cân bằng chế độ ăn và tham khảo ý kiến chuyên gia khi gặp vấn đề về đường huyết. 

Cũng ăn cơm nhưng người Nhật lại có cách ăn khác người Việt nên sống thọ mà không lo béo phì, tiểu đường - 1

2. Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Thuật ngữ hội chứng chuyển hóa dùng để chỉ một nhóm yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, những người thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn gạo trắng có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa nó và bệnh tim vẫn chưa được biết rõ.

3. Có thể gây tăng cân

Vì là một loại ngũ cốc tinh chế và đã bị loại bỏ cám và mầm nên gạo trắng được coi là không tốt cho những người đang cố gắng giảm cân. Trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn ngũ cốc tinh chế với bệnh béo phì và tăng cân, thì khi nói đến gạo trắng, các bằng chứng lại trái ngược nhau. 

Người Nhật cũng ăn cơm nhưng tại sao đường huyết luôn ổn định, không béo phì lại sống lâu

Gạo cũng là lương thực chính tại Nhật nhưng tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Nhật là 1/13 trong khi ở quốc gia tiêu thụ nhiều gạo như Trung Quốc và Việt Nam là 1/10. Hơn nữa người Nhật lại ít người bị béo phì, ung thư và sống thọ hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, vậy bí quyết của họ là gì?

1. Ăn cơm với lượng ít

Cũng ăn cơm nhưng người Nhật lại có cách ăn khác người Việt nên sống thọ mà không lo béo phì, tiểu đường - 2

Người Nhật rất thích ăn cơm, nhưng lượng cơm ăn mỗi bữa đều vừa phải. Bát đĩa của người Nhật tương đối nhỏ, mỗi bữa họ chỉ bày biện một lượng nhỏ thức ăn để đảm bảo ăn cơm và thức ăn vừa đủ. Thậm chí người Nhật còn có một nguyên tắc khi ăn đó là chỉ ăn no 7-8 phần, nhờ đó tránh được việc thụ quá nhiều cơm. 

2. Ăn cơm ở nhiệt độ khác nhau

Người Trung Quốc thích ăn khi còn nóng, nhưng người Nhật chủ yếu ăn cơm ở dạng cơm nguội như sushi, cơm nắm. So với cơm nóng Trung Quốc, cơm nguội Nhật Bản chứa nhiều tinh bột kháng hơn, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giảm cảm giác đói, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết. 

Bác sĩ Zheng Peifen, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Chiết Giang (Trung Quốc) cũng cho biết, cơm nguội, thịt và rau khó tiêu hóa, có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu và lipid máu sau bữa ăn, giúp cải thiện hệ thực vật đường ruột và có lợi hơn cho sức khỏe đường ruột.

Tuy nhiên, cần lưu ý, thức ăn nguội lạnh sẽ khiến các mạch máu trong dạ dày tạm thời co lại, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, không thích hợp cho người gầy, khả năng tiêu hóa kém. Ngoài ra, gạo để lâu ở nhiệt độ phòng có thể bị nhiễm vi khuẩn, ăn loại gạo này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

3. Ăn cơm nhiều thành phần khác nhau

Cũng ăn cơm nhưng người Nhật lại có cách ăn khác người Việt nên sống thọ mà không lo béo phì, tiểu đường - 3

Cơm mà người Nhật ăn sẽ được làm thành sushi và cơm nắm, hạt gạo sẽ được ngâm trước trong giấm. Nhiều người không biết rằng thêm giấm có thể khiến lượng đường trong máu tăng chậm hơn. Bởi vì axit axetic trong giấm có thể ức chế hoạt động của amylase và làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành glucose. 

Ngoài ra, khi người Nhật làm cơm nắm cũng thường thêm vào các loại thực phẩm khác như rau, trái cây hay các nguyên liệu khác cũng có thể giúp tiêu hao năng lượng tốt hơn và ngăn ngừa năng lượng bị chuyển hóa thành chất béo.

3 thực phẩm người dân đảo trường thọ ở Nhật ăn nhiều nhất để sống tới 100 tuổi, có loại nhiều người Việt lại sợ ăn
Những hòn đảo ở cực nam Nhật Bản này từ lâu đã nổi tiếng vì có tuổi thọ cao và từng được mệnh danh là "Vùng đất trường thọ". Người Okinawa lớn tuổi...

Sống khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ Aboluawang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn uống