Ăn tôm mà nhầm lẫn hai bộ phận này dễ rước bệnh

Ngày 22/08/2022 09:29 AM (GMT+7)

Món tôm được nhiều người ưa chuộng nhưng chế biến sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Tôm bổ dưỡng, thơm ngon, là món thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình. Tuy nhiên, trên lưng và ở bụng tôm có một đường đen dài, liệu có ăn được không là điều không phải ai cũng phân biệt được. 

Nhiều người khi ăn giữ lại đường đen trên lưng tôm. Đường chỉ màu đen này là đường ruột, hệ tiêu hóa của con tôm. Đường chỉ này chứa các chất cặn bã bao gồm thức ăn chưa tiêu hóa, cặn thức ăn đã tiêu hóa cũng như các chất chuyển hóa, cặn lắng… khi cắn vào miệng sẽ lạo xạo, có mùi tanh, khó ăn. Tôm càng to, lượng cặn bã càng nhiều. 

Theo nghiên cứu, các chất trên đường chỉ đen này không chỉ bẩn mà còn chứa độc tố không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên loại bỏ trước khi nấu ăn. 

Với tôm to, bạn càng nên bỏ chỉ đen trên lưng tôm. (Ảnh minh họa)

Với tôm to, bạn càng nên bỏ chỉ đen trên lưng tôm. (Ảnh minh họa)

Trong khi đường chỉ đen trên lưng tôm độc hại thì đường chỉ đen dưới bụng tôm lại hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chất lượng con tôm. Đây là hệ thống thần kinh trung ương, điều khiển chuyển động của tôm. Nhiều người gọi là gân tôm. Gân tôm không có chất bẩn bên trong, thường không cần loại bỏ trước khi nấu ăn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cũng không nên ăn đầu tôm. Lý do, đầu tôm là nơi tập trung nội tạng của tôm, dinh dưỡng ở phần này rất hạn chế. Tôm sống trong môi trường nước có hàm lượng kim loại nặng có thể tích tụ các chất độc hại trong nội tạng, do đó, khi bạn ăn đầu tôm sẽ tích hại cho chính cơ thể. 

Chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo không nên ăn gỏi tôm. Món này được nhiều người ưa chuộng do hương vị thơm ngon, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, do thịt tôm chưa được đun ở nhiệt độ cao có thể chứa vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Salmonella, Campylobacter, Listeria. Khi ăn, bạn có thể nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí là ngộ độc.

Giá trị dinh dưỡng của con tôm 

Các chất dinh dưỡng chính của tôm bao gồm protein, vitamin nhóm A, nhóm B, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và taurine, kali, iốt, magiê và các thành phần khác.

Tôm chứa 20% protein, gấp vài tới chục lần so với cá, trứng và sữa, là một trong những thực phẩm có hàm lượng protein cao.

Món tôm tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Món tôm tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa) 

So với cá và gia cầm, tôm có hàm lượng chất béo ít hơn và hầu như không có đường. Tôm cũng rất giàu taurine có thể làm giảm cholesterol huyết thanh ở người.

Ăn tôm do đó có thể tăng cường khả năng miễn dịch của con người, chữa suy nhược thần kinh, nuôi dưỡng cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của xương. Món ăn này còn giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch. 

Những thực phẩm nào không nên ăn với tôm 

Không nên ăn tôm và đậu tương, hai loại này đều rất giàu đạm, nếu ăn cùng lúc sẽ gây khó tiêu, chướng bụng. 

Không nên ăn tôm với táo tàu, vì táo tàu rất giàu vitamin, có thể khử arsen pentoxit trong tôm hoặc vỏ tôm nhỏ thành arsen trioxit, gây ngộ độc.

Tôm và bí đỏ không được ăn chung do bí đỏ có tính lạnh, tôm có tính ấm, khi gặp nhau sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, trường hợp nặng sẽ khiến bạn bị "miệng nôn trôn tháo". 

Những ai không nên ăn tôm 

Bệnh nhân hen suyễn, những người bị dị ứng, người bị gút, sỏi thận, u xơ tử cung, cường giáp... không nên ăn tôm.  

Cô gái giảm 7kg trong nửa năm nhờ ăn sạch, bác sĩ nhắc thận trọng với trào lưu ăn uống này
Sau một thời gian ăn nhiều rau quả, đồ luộc hấp, uống nước ngâm trái cây… hạn chế đồ chế biến, cô gái 29 tuổi giảm cân nhanh chóng nhưng theo bác sĩ mọi người nên cân nhắc khi muốn học theo cách ăn kiểu Eat clean này.

Sống khỏe

Theo THÙY LINH (Dịch từ Sohu) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe ngày nóng