Ăn hoa quả chín dấm thuốc, quả sáp... đều không tốt cho sức khỏe về lâu dài.
Khoa học đã chứng minh ăn trái cây tươi hàng ngày rất tốt cho cơ thể. Trái cây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, chất xơ, vitamin C và folate (axit folic). Chế độ ăn giàu kali có thể giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chế độ ăn uống bao gồm 5 phần trái cây mỗi ngày có thể giúp giảm sự phát triển của bệnh ung thư, ngăn chặn các bệnh mãn tính, giúp giảm cân, làm đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, có những loại trái cây bạn tuyệt đối nên tránh, vì chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng, thậm chí là ung thư.
Trái cây chín ép
Ví dụ, quả chuối được vận chuyển trong thời gian dài từ khi hái đến nơi bán. Để tránh hư hỏng, chuối hái xuống thường là chuối xanh chưa chín hẳn, sau đó được vận chuyển bằng cách làm lạnh và ủ chín bằng ethephon.
Không nên ăn chuối chín ép ở nơi kém uy tín. (Ảnh minh họa)
Ethephon về cơ bản là chất điều hòa sinh trưởng thực vật an toàn và được sử dụng phổ biến. Chất hóa học này có thể thúc đẩy quá trình chín của trái cây, chủ yếu được sử dụng trên những trái cây cần được hái sớm. Việc sử dụng ethephon sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu dư lượng trong chuối phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp nếu ethephon được sử dụng với hàm lượng cao, giúp quả chín nhanh, người sử dụng có thể gặp nguy hiểm, do lượng ethephong dư thừa bám lại trên bề mặt vỏ chuối sẽ gây độc, có hại cho cơ thể. Rơi vào tình huống này, bạn có thể bị ngộ độc nhẹ, kích thích thần kinh gây ra cay mắt, khát nước, khó nuốt, nôn mửa, ngứa rát miệng và nhức đầu. Theo thời gian, bạn có thể mắc các chứng như gan, thận, thậm chí có nguy cơ ung thư.
Trái cây đông lạnh
Trái cây đông lạnh là trái cây tươi, sau đó được cấp đông theo tiêu chuẩn quốc tế để giữ được hương vị thơm ngon. Các nghiên cứu cho thấy trái cây đông lạnh có nhiều vitamin hơn so với trái cây tươi, ngoại trừ vitamin A giảm đi bởi quá trình đông lạnh.
Trái cây đông lạnh có nhiều vitamin hơn so với các trái cây tươi. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trái cây đông lạnh chứa hàm lượng nitrat nhất định. Nitrat là dạng chất đạm có trong cây rau, quả. Sử dụng lượng nitrat ít hoặc vừa đủ, giúp cho hoa quả nhìn tươi, đẹp mắt. Tuy nhiên, khi dư lượng nitrat vượt quá tiêu chuẩn sẽ rất nguy hiểm. Điều này có nghĩa nếu bạn mua trái cây đông lạnh tại các cơ sở nhập khẩu kém uy tín, không có hệ thống cấp đông theo tiêu chuẩn, chất lượng trái cây đông lạnh không đảm bảo, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Trái cây bảo quản bằng sáp
Trái cây sáp là những loại quả tươi được xử lý bằng sáp ăn nhân tạo, có thể làm cho quả trông bóng hơn, có thể làm giảm sự bay hơi của nước, giúp giữ tươi, ngăn côn trùng, chống ăn mòn... và có thể kéo dài thời gian bảo quản trong khoảng 15 ngày. Đây là phương cách bảo quản được phép sử dụng trên phạm vi quốc tế, có các quy định và quy trình hoàn thiện.
Theo "Tiêu chuẩn vệ sinh cho việc sử dụng phụ gia thực phẩm" của Trung Quốc, sáp được sử dụng trên trái cây phải là sáp ăn được, chủ yếu có nguồn gốc từ sáp ong, kẹo cao su... và không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, loại sáp này đắt. Nhiều người bán hàng sử dụng loại sáp chứa các chất kim loại nặng như chì và thủy ngân, formaldehyde hay các hóa chất nhuộm công nghiệp. Nếu để những thứ này vào cơ thể, nó sẽ làm hỏng hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh ung thư máu.
Trái cây được bảo quản bằng sáp kém chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Trái cây hư, thối
Nhiều người tiếc của nên khi hoa quả hỏng, họ không bỏ đi mà chỉ loại bỏ phần thối, ăn phần còn tươi. Tuy nhiên, những nấm mốc độc hại dù không nhìn thấy cũng có thể đã lan đến những phần đó. Các độc tố nấm mốc phổ biến là aflatoxin, patulin, deoxynivalenol, zearalenone, ochratoxin A... Trong số đó, aflatoxin là độc tố gây ung thư mạnh nhất được phát hiện cho đến nay, có thể gây ung thư gan, rối loạn chức năng tiêu hóa, gây quái thai và gây ung thư.
Bạn có thể cắt bỏ phần thối rữa và ăn phần còn lại không? Trên thực tế, điều này là không thể, vì sợi nấm mốc không chỉ tồn tại ở những phần bị thối rữa có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà còn xâm nhập vào bên trong quả và lây lan sang những bộ phận không bị nấm mốc.
Lưu ý với những người hay ăn hoa quả:
Người bệnh tiểu đường nên chọn hoa quả hàm lượng đường thấp. Đừng quên theo dõi lượng đường trong máu khi ăn trái cây. Tốt nhất không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, nên ăn trái cây giữa hai bữa ăn hoặc một giờ trước khi đi ngủ.