Bác sĩ 87 tuổi suốt 30 năm không bị cảm lạnh, không mắc bệnh hiểm nghèo chỉ nhờ làm một việc khi đi bộ

MINH MINH - Ngày 25/11/2023 14:00 PM (GMT+7)

Hít thở đúng cách có thể giúp cân bằng hệ thần kinh tự chủ, từ đó giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.

Ryoichi Otsu, một bác sĩ 87 tuổi và là chủ tịch danh dự của Bệnh viện số 1 Otsu Sankei (Nhật Bản) đã có 60 năm kinh nghiệm trong việc điều trị ung thư và vẫn đang tích cực làm việc.

Dù đã ở tuổi gần 90 nhưng mỗi ngày bác sĩ Ryoichi Otsu vẫn đến hai bệnh viện để làm việc và còn tham gia dạy Khí công, Thái cực quyền cho các bệnh nhân tại viện. Cuối tuần, bác sĩ U90 còn đi giảng dạy ở nhiều nơi, viết sách y học, đăng bài trên tạp chí,... Có thể nói ông làm việc gần như cả tuần và cường độ làm việc này đã kéo dài gần 40 năm. 

Điều bất ngờ là dù tuổi tác cao và khối lượng công việc không hề ít nhưng sức khỏe của bác sĩ Ryoichi Otsu rất tốt. Trong hơn 30 năm qua, ông chưa từng bị cảm lạnh. Mặc dù, bác sĩ phải dùng thuốc điều trị cao huyết áp nhưng suốt nhiều năm ông không mắc bất cứ bệnh gì nghiêm trọng, chân và eo vẫn khỏe mạnh, tập thể dục thể thao tốt. 

Theo bác sĩ Ryoichi Otsu, bí quyết giữ gìn sức khỏe của ông không tập trung vào việc dưỡng xương cốt hay da mà lại chú trọng tới việc điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh này rất quan trọng để duy trì sức mạnh thể chất và tinh thần. 

Bác sĩ Ryoichi Otsu gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn để làm việc.

Bác sĩ Ryoichi Otsu gần 90 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn để làm việc. 

Sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh tự chủ dẫn đến rất nhiều khó chịu về thể chất và tinh thần

Hệ thống thần kinh tự chủ bao gồm dây thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm cho các hoạt động ban ngày và dây thần kinh phó giao cảm chịu trách nhiệm thư giãn. Khi dây thần kinh giao cảm chiếm ưu thế, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng và nhịp thở trở nên nông và ngắn hơn. Ngược lại, khi dây thần kinh phó giao cảm chiếm ưu thế thì nhịp tim và huyết áp khiến nhịp thở dài hơn.

Hệ thống thần kinh tự chủ chi phối các bộ phận của cơ thể mà người bình thường không thể kiểm soát được. Hiroyuki Kobayashi, giáo sư tại Đại học Y khoa Juntendo còn chỉ ra thêm rằng hệ thần kinh này thậm chí có thể kiểm soát lưu lượng máu, ví dụ khi dây thần kinh giao cảm chiếm ưu thế, mạch máu sẽ co lại, lưu lượng máu lưu thông sẽ giảm bớt, tâm trạng sẽ hung hãn hơn, còn dây thần kinh phó giao cảm sẽ giống như khi phanh gấp, các mạch máu sẽ giãn ra vừa phải, huyết áp sẽ giảm xuống, cơ thể sẽ bình tĩnh, thư thái hơn.

Đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, sự cân bằng giữa hai dây thần kinh là rất quan trọng, khi sự cân bằng bị phá hủy sẽ dẫn đến nhiều khó chịu về thể chất và tinh thần. Ví dụ, nếu dây thần kinh giao cảm chiếm ưu thế quá mức, cơ thể sẽ ít được tiếp cận với chất dinh dưỡng và oxy do mạch máu bị co thắt quá mức. Một khi hệ thống thần kinh tự chủ mất cân bằng, nó có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu khác nhau như mất ngủ, đau nửa đầu, đánh trống ngực, khó thở, táo bón, dễ mệt mỏi, cứng vai, lo lắng và kém tập trung.

Phương pháp thở khi đi bộ giúp điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ 

Hít thở đúng cách khi đi bộ có thể cân bằng hệ thần kinh tự chủ. (Ảnh minh họa)

Hít thở đúng cách khi đi bộ có thể cân bằng hệ thần kinh tự chủ. (Ảnh minh họa)

Để duy trì sự cân bằng của hệ thần kinh tự chủ và tránh các vấn đề về thể chất, việc điều chỉnh hệ thống này rất quan trọng. Bác sĩ Ryoichi Otsu chỉ ra rằng thở là cách duy nhất để con người điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ của mình, và phương pháp thở mà ông thực hành khi đi bộ có thể được thực hiện dù là đi bộ thể dục hay chỉ đơn giản là đi bộ tới nơi làm việc, đi dạo chơi, đi ăn. 

Phương pháp thở đi bộ của bác sĩ như sau:

Bước 1: Khi bắt đầu bước đi, trong 3 bước đầu tiên hãy thở ra bằng mũi 3 lần liên tiếp.

Bước 2: Ở bước đi thứ 4, hít một hơi thật sâu bằng mũi

Bước 3: Lặp lại các bước trên bắt đầu từ bước thứ 5 và tiếp tục đi bộ với nhịp điệu "thở ra, thở ra, thở ra, hít vào".

Hít thở đúng cách ngừa trăm bệnh

Hít thở là chức năng sinh lý cơ bản bắt đầu hoạt động ngay từ khi chúng ta sinh ra và mọi người coi đó là điều bình thường tất yếu nên chẳng bao giờ để tâm nhưng thực tế thở có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nó cũng có thể trở thành căn nguyên của nhiều căn bệnh.

Mọi người đều quen thuộc với mối tương quan cao giữa hơi thở và hệ thần kinh tự chủ, nhưng bạn biết rằng các bệnh thời hiện đại như trào ngược dạ dày thực quản, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, táo bón,... đều liên quan đến thở không đúng cách.

Bác sĩ 87 tuổi suốt 30 năm không bị cảm lạnh, không mắc bệnh hiểm nghèo chỉ nhờ làm một việc khi đi bộ - 3

Tác dụng của hơi thở thực sự rất lớn, bằng cách điều chỉnh phương pháp thở, bạn có thể ngăn ngừa hiệu quả những căn bệnh này, ngay cả bệnh ung thư nan y hay huyết áp cao khó chữa cũng đã được bác sĩ đích thân kiểm chứng.

Hơi thở có thể cải thiện nhiều triệu chứng hoặc sự khó chịu về thể chất và nó cũng có thể được sử dụng như một phương thuốc tốt để chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Cựu Thủ tướng Nhật Bản có nhiệm kỳ dài nhất lịch sử cũng sử dụng kỹ thuật thở để giảm bớt áp lực khi điều hành đất nước. 

Do đó, đừng quên tập hít thở đúng cách để phòng ngừa trăm bệnh.

Nghiện đồ ăn nhanh, uống nước ngọt, tỷ phú nổi tiếng vẫn sống tới hơn 90 tuổi và tuyên bố tất cả nhờ một thứ
Tỷ phú nằm trong số những người giàu nhất thế giới tiết lộ bản thân quyết định ăn như một đứa trẻ 6 tuổi với nước ngọt và gà rán, đồ ăn nhanh vì cho...

Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe