Đại tiện là nhu cầu cơ bản của con người nhưng đại tiện bao nhiêu lần một ngày, đi vào thời điểm nào... rất quan trọng.
Ăn, uống, ngủ, đại tiện, tiểu tiện... là những nhu cầu cơ bản của con người. Mặc dù việc đại tiện là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng theo quan điểm y học, sức khỏe của một người có thể đoán được thông qua tần suất đại tiện, mùi và màu sắc, hình dạng của phân.
Đại tiện đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh
Đại tiện bao nhiêu lần một ngày là bình thường?
Thông thường, chúng ta ít quan tâm đến tần suất đi đại tiện. Tuy nhiên, xét về góc độ sức khỏe, nếu tần suất đại tiện quá thường xuyên hoặc quá thưa, đây có thể là dấu hiệu cơ thể đang có các vấn đề. Loại trừ các trường hợp như táo bón, tiêu chảy hay các biến chứng y khoa, tần suất đại tiện bình thường của người trưởng thành là không quá ba lần một ngày hoặc không dưới 3 lần một tuần, tất cả đều là nằm trong giới hạn bình thường.
Nên đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày
Đi đại tiện lúc nào là tốt nhất cho sức khỏe?
Các nghiên cứu đã chỉ ra, đi đại tiện vào hai thời điểm này mỗi ngày không chỉ giúp ích cho sức khỏe của bạn mà còn tránh được một số triệu chứng bệnh.
Thứ nhất là đại tiện vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy. Lúc này, cơ thể sau một đêm tiêu hóa thức ăn trong dạ dày sẽ tạo ra một lượng lớn phân và tích tụ lại trong ruột. Do đó, việc đi đại tiện vào sáng giúp bài tiết chất bẩn ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp làm giảm sự kích thích bất lợi của đường ruột do chất độc trong phân gây ra.
Sau khi đi đại tiện, bụng bạn nhẹ nhõm hơn. Bạn tắm rửa sạch sẽ, ăn sáng với cái bụng đói, nhờ thế giúp dạ dày hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn. Các nhà khoa học khuyên bạn trước khi đi đại tiện 10 phút nên uống một cốc nước lọc hoặc nước ấm pha mật ong, chanh, có thể giúp thúc đẩy quá trình đại tiện hiệu quả. Với người cao tuổi, phương pháp này hữu ích, giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Thời điểm "vàng" thứ hai để đi đại tiện là sau 20 phút kể từ lúc ăn xong. Sau bữa ăn, dạ dày được nạp đầy và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình đại tiện, khiến bạn không phải... ngồi lâu.
Ngoài ra, muốn đại tiện suôn sẻ và không bị táo bón, bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống nhiều chất xơ thay vì đồ khô, rắn hoặc quá nhiều đồ mềm, nước, lỏng.
Đừng vừa đại tiện, vừa xem điện thoại
Để đi đại tiện đúng giờ, bạn cũng cần phải tập. Nên thực hiện bài tập ngồi xổm, dùng bàn tay xoa quanh vùng bụng dưới. Chuyên gia khuyên bạn nên tuyệt đối tránh việc vừa đi đại tiện vừa dùng điện thoại vì điều này không chỉ làm tăng thời gian ngồi đại tiện, còn gây ra nguy cơ trĩ và nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.
Xem thêm:
Sáng thức dậy nên uống gì đầu tiên? Thứ tốt nhất không phải nước chanh ấm hay mật ong
Thói quen khi ăn của người Nhật giúp sống thọ, ngay cả người Việt cũng làm nhiều mà không biết