Cha mẹ nhiều khi không kiềm chế được cơn giận nên thường đánh con, tuy nhiên cũng chỉ vì một cái tát cũng có thể cướp đi sinh mạng của trẻ.
Gần đây theo trang Sohu đưa tin, một bé gái 8 tuổi được đưa đến Bệnh viện nhi Thâm Quyến (Trung Quốc) trong tình trạng bị hôn mê. Cha mẹ cô bé nói rằng, đứa trẻ đã ăn một túi chân gà ngâm, sau đó xuất hiện tình trạng chóng mặt, liên tục nôn ói, gia đình vội vàng đưa đứa trẻ đến bệnh viện.
Bác sĩ Khả Lệ, trưởng Khoa cấp cứu của bệnh viện nói: “Với vai trò của bác sĩ, chúng tôi đã cố gắng hết sức để cấp cứu nhưng cuối cùng vẫn không giữ được tính mạng của cô bé. Tuy nhiên chúng tôi rất băn khoăn không biết nguyên nhân dẫn đến cái chết của đứa trẻ là gì? Lẽ nào lại do ngộ độc thực phẩm? Nếu trẻ bị ngộ độc do ăn chân gà ngâm, tại sao cha mẹ đứa trẻ cũng ăn chân gà ngâm nhưng vẫn an toàn?”
Sau khám nghiệm tử thi, kết quả cho biết đứa trẻ bị chấn thương nội sọ do ngoại lực tác động
Để tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra cái chết của đứa trẻ, gia đình cô bé đã xin khám nghiệm tử thi. Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy cái chết của đứa trẻ không liên quan đến chân gà ngâm, nhưng nội sọ bị tổn thương do ngoại lực tác động dẫn đến tử vong.
Kết quả này khiến người nhà cô bé vô cùng hoang mang. Bởi đứa trẻ không có bất kỳ cuộc cãi vã nào, cũng không bị té ngã một cách nghiêm trọng. Vậy loại lực bên ngoài nào có thể làm tổn thương đứa trẻ như vậy? Tổn thương nội sọ đến từ đâu?
Sau khi các bác sĩ nói chuyện với người nhà đứa trẻ đã tìm ra nguyên nhân, cách đây không lâu, người mẹ vì phát hiện bài tập về nhà mà đứa trẻ làm có vấn đề, người mẹ rất tức giận nên đã tát rất mạnh vào sau đầu của cô bé. Nào ngờ thảm kịch đã xảy ra, chỉ vì cái tát đã lấy đi cuộc sống của một đứa trẻ và đập tan hạnh phúc của một gia đình.
Gây ra thảm kịch chính là cái tát của mẹ vào phía sau đầu của đứa trẻ (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Khả Lệ cho biết: Là vì người mẹ không biết rằng phía sau đầu của đứa trẻ là vị trí không được đánh. Bởi phía sau của não là nơi đặt trung tâm hô hấp, cũng chính là diên tủy. Nếu bị đánh trúng, nó sẽ khiến trung tâm hô hấp bị chấn động, có thể gây ra một số biến chứng của suy hô hấp, nặng có thể gây tử vong.
Nếu cha mẹ có thể kiềm chế cảm xúc của mình, nếu cha mẹ có thể hiểu biết thêm về một số tài liệu y tế, thì đã có thể tránh được bi kịch như vậy. Tuy nhiên tất cả sự việc xảy ra đều không có chữ "nếu như". Sau khi thảm kịch xảy ra chỉ có sự hối tiếc và bài học cảnh giác sâu sắc.
Bác sĩ Khả Lệ cũng chỉ ra những điểm trên cơ thể trẻ mà cha mẹ không được đánh
Đầu: Trẻ bị đánh lực mạnh vào đầu hoặc va đập mặt phẳng cứng có thể gây chấn thương sọ não. Đây là nguyên nhân tử vong cao, để lại di chứng nặng nề. Tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ, trẻ có hình thái tổn thương như chấn động não, nứt sọ, dập não, tụ máu não.
Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bất tỉnh, quấy khóc, nôn, đau đầu, kích thích, co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc nước trong, chân tay yếu liệt.
Cổ: Nếu bé bị tấn công vào cổ như đánh mạnh, vật dụng sắc nhọn đâm, bóp cổ,... trường hợp nhẹ gây cảm giác đau, khó thở, sợ hãi. Trẻ bị tấn công mạnh sẽ ảnh hưởng đến sụn thanh quản, cản trở quá trình hô hấp, không đưa được oxy lên não. Bị bóp cổ quá 3 phút dù cấp cứu kịp thời trẻ vẫn có thể bị di chứng bại não.
Ngực: Khi trẻ bị tấn công mạnh vào ngực, nhẹ có thể làm rạn xương sườn, nặng chấn thương phổi gây suy hô hấp cấp và dẫn đến tử vong.
Bụng: Nếu trẻ bị đấm, đạp mạnh vào bụng có thể gây tổn thương ruột, lách và gan. Cấp cứu không kịp thời sẽ xuất huyết nội tạng cực cấp cứu ngoại khoa.
Tai: Đôi khi cha mẹ vô tình tát quá mạnh vào tai trẻ sẽ gây tổn thương mô mềm dưới da, xuất hiện bầm tím và sưng nề. Nguy hiểm nhất, trẻ có thể bị chấn động tai giữa làm ảnh hưởng màng nhĩ và nặng chấn động não, chảy hoặc tụ máu não do sọ não còn khá mềm, chưa đủ sức bảo vệ phần mềm bên trong như người lớn.
Bác sĩ Khả Lệ cũng cho lời khuyên khi trẻ không nghe lời, cha mẹ nên có các biện pháp khác ngoài cách dùng vũ lực.
- Di chuyển bé sang ra khỏi không gian làm trẻ cáu gắt, không nghe lời. Các bé 1-3 tuổi áp dụng tốt nhất vì thường đòi hỏi vô lý để gây chú ý của mọi người.
Cha mẹ cố gắng tạo niềm vui cho trẻ, thay vì đánh đập la mắng
- Tạo không khí vui nhộn như cho trẻ chơi một trò chơi mới, rủ bé hát hò.
- Cho trẻ sang khu vui chơi, khoảng sân để chạy nhảy. Tiêu hao năng lượng là cách làm trẻ không đủ sức quấy nhiễu.
- Tránh dùng những từ ngữ hăm dọa, hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé để thu hút sự chú ý của bé.
- Nên gọi tên bé để con tập trung lời nói của cha mẹ.