Có học thức cao lại là một bác sĩ có tiếng thế nhưng cô Zhou Ling lại bị người chồng mới cưới 1 năm bỏ. Khi đến phòng khám của bác sĩ Xu Yi, nguyên nhân thật sự mới được tìm ra.
Lo lắng, hoang tưởng khiến chồng ly dị chỉ sau 1 năm
Mới đây, bác sĩ Xu Yi – trưởng khoa Sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện liên kết số 1 với Đại học Chiết Giang đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân tên Zhou Ling. Điều khiến bác sĩ Xu Yi đặc biệt chú ý tới bệnh nhân này là bởi từ lúc vào viện, cô liên tục khóc nức nở.
Sau khi khám và tìm hiểu, bác sĩ Zhou Ling nhận định biểu hiện của của cô Zhou Ling là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu. Điều này khiến người bạn đi cùng cô Zhou rất đỗi ngạc nhiên bởi trong mắt mọi người, Zhou Ling là con người hoàn hảo, không có điều gì phải lo lắng.
Khi còn đi học, cô học rất giỏi, sau này còn trở thành bác sĩ, trình độ học vấn, sự nghiệp đều đang rất tốt, thậm chí còn khiến người khác phải ghen tỵ. Thời gian gần đây, Zhou Ling đang cố gắng để trở thành giáo sư, cô đã nghiên cứu rất nhiều. Zhou Ling hy vọng bản thân sẽ sớm đạt được mục tiêu nên ngày nào cô cũng nghĩ và nhắc về nó.
Kết quả là không chỉ công việc bị ảnh hưởng mà ngay đến cả chồng của cô cũng không thể chịu nổi sự lo lắng thái quá của vợ nên đã quyết định ly hôn chỉ sau 1 năm.
Bác sĩ Tang Guangzheng, phó giám đốc Khoa Rối loạn tâm lý của Bệnh viện Nhân dân thứ bảy Hàng Châu đã quá quen thuộc với những bệnh nhân kiểu vậy. Phòng khám của bác sĩ Tang Guangzheng gần như ngày nào cũng tiếp nhận những bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu. Chỉ trong nửa tháng đã có 60-70 bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu phải nhập viện.
"Ví dụ, có một bệnh nhân có các triệu chứng như hồi hộp, lo lắng và bồn chồn. Ngay cả khi điện thoại di động đổ chuông, anh ta cũng cảm thấy sợ hãi." bác sĩ Tang Guangzheng kể.
Rối loạn lo âu xảy ra ở nữ nhiều hơn nam giới
Chứng bệnh này thường bắt đầu từ 20-30 tuổi, nữ giới mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần so với nam giới. Đặc điểm của căn bệnh này là sự lo âu dai dẳng và thể hiện rõ rệt trong một số tình huống hay trước đối tượng cụ thể.
Tác động của rối loạn lo âu sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân và bạn bè của họ. Nhiều gia đình có bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu cũng sợ sự lo lắng sẽ bị "lây nhiễm". Khi bệnh nhân mắc chứng này mọi người xung quanh cũng sẽ cảm thấy lo lắng cho họ.
Bệnh có các biểu hiện về tâm trạng như luôn bất an, hồi hộp. Về thể chất thì hay run rẩy, căng cứng bắp thịt, vã mồ hôi, thắt ngực, nóng lưng, đau bụng, khó ngủ. Do các biểu hiện này bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa để tìm các tổn thương thể chất cho đến khi không tìm được nguyên nhân thì mới tìm đến các bác sĩ tâm lý. Một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng là tình trạng lo lắng diễn ra hàng ngày trong thời gian ít nhất 6 tháng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội có thể diễn ra dai dẳng, bao gồm:
- Sợ các tình huống mà bạn có thể bị đánh giá;
- Lo lắng về sự xấu hổ hoặc làm nhục bản thân;
- Lo lắng bạn sẽ xúc phạm một ai đó;
- Sợ hãi cực độ khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ;
- Sợ những người khác nhận thấy bạn đang lo lắng;
- Sợ các triệu chứng về thể chất làm bạn bối rối như đỏ mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói run rẩy;
- Tránh làm việc hay nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ;
- Tránh tình huống mà bạn có thể là trung tâm của sự chú ý;
- Lo lắng với dự đoán một hoạt động hoặc sự kiện đáng sợ;
- Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích cách ứng xử và tìm ra các lỗi trong các tương tác của bản thân;
- Chờ đợi những hậu quả tồi tệ nhất có thể từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội;
Đối với trẻ em, lo lắng tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.
Loại biểu hiện của rối loạn lo âu xã hội là khi bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ chỉ trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước công chúng, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.
Triệu chứng thực thể
Các dấu hiệu và triệu chứng thực thể đôi khi có thể đi cùng với ám ảnh sợ xã hội bao gồm:
- Nhịp tim nhanh;
- Dạ dày khó chịu hoặc buồn nôn;
- Hơi thở hổn hển;
- Chóng mặt hoặc choáng váng;
- Lẫn lộn hoặc cảm giác “rời khỏi cơ thể”;
- Tiêu chảy;
- Căng thẳng cơ bắp.
Hai phương pháp phổ biến nhất giúp điều trị rối loạn lo âu xã hội là thuốc và liệu pháp tâm lý. Hai cách tiếp cận này có thể được sử dụng kết hợp.