Bộ phận của lợn nhiều sắt gấp 100 lần thịt, protein gấp 5 lần trứng nhưng lưu ý điều này

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 15/12/2021 06:45 AM (GMT+7)

Bộ phận này của lợn có hàm lượng protein gấp 4 lần thịt, 5 lần trứng gà và hàm lượng sắt cao gấp 100 lần, rất bổ máu, ngừa lão hóa. Tuy nhiên nếu không cẩn thận có thể gây ra phản tác dụng.

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với rất nhiều gia đình và gần như bữa cơm nào cũng có. Ngoài thịt lợn, trên thân con lợn còn có tiết lợn (huyết lợn) cũng được nhiều người yêu thích. 

Tiết lợn có vị thơm ngon, nếu được những người có tay nghề nấu nướng chế biến thì hương vị càng tuyệt vời. Tiết lợn cũng là nguyên liệu làm món ăn phổ biến trong nước, nó hiện diện trong các món như bún riêu, dồi lợn, cháo tiết, cháo lòng...

Dù vậy, không ít người vẫn lo ngại về những tác động của tiết lợn đối với cơ thể, không rõ là tốt hay xấu.

Tiết lợn giàu protein gấp 4 lần, sắt gấp 100 lần thịt

Tiết lợn có hàm lượng protein gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà.

Tiết lợn có hàm lượng protein gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà. 

Trên thực tế, xét từ góc độ dinh dưỡng, tiết lợn quả thực rất giàu giá trị dinh dưỡng, hàm lượng protein trong tiết lợn rất cao, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà. 

Và so với các thực phẩm khác, tiết lợn có một ưu điểm lớn là hầu hết các loại thực phẩm đều rất thiếu lysine nhưng hàm lượng lysine trong thịt lợn lại cao gấp đôi thịt và trứng. Điều này cho thấy giá trị dinh dưỡng của tiết lợn không hề ít. 

Hàm lượng sắt trong tiết lợn cũng gấp hơn 100 lần so với thịt thông thường. Sắt heme trong tiết lợn dễ được tế bào hấp thụ hơn, trong khi sắt vô cơ khác hoặc sắt từ thực vật sau khi vào cơ thể dễ gây ngộ độc sắt.

Có thể thấy, tiết lợn xứng đáng được mệnh danh là “thịt lỏng”, mang đến những lợi ích không ngờ cho cơ thể con người.

1. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Qua nội dung trên, chúng ta biết rằng hàm lượng sắt trong tiết lợn rất cao, vượt xa trứng và thịt nạc, dễ hấp thụ. Do đó, nó giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt là thanh thiếu niên đang tuổi phát triển, phụ nữ hay hoặc người già bị thiếu máu do thiếu sắt có thể ăn tiết canh lợn để bổ máu.

Bộ phận của lợn nhiều sắt gấp 100 lần thịt, protein gấp 5 lần trứng nhưng lưu ý điều này - 2

2. Ngăn ngừa khối u ác tính

Một số chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu về tiết lợn và phát hiện ra rằng tiết lợn có đặc tính chống ung thư. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u ác tính, nó có thể đóng một vai trò ức chế các tế bào ác tính. Bởi vì trong tiết lợn còn có một loại hormone có thể giúp cơ thể bong ra các tế bào bị tổn thương, làm giảm số lượng tế bào ung thư.

3. Trì hoãn lão hóa

Ăn tiết lợn cũng giúp ích rất nhiều trong việc trì hoãn sự lão hóa, đặc biệt đối với đa số phụ nữ. Tiết lợn chứa nhiều phospholipid có tác dụng làm đàn hồi da, do đó, ăn nó rất hữu ích cho việc giảm lão hóa của phụ nữ.

4. Cầm máu

Tiết lợn có chứa một loại vitamin K, rất hữu ích cho quá trình đông máu và có thể cầm máu. Vì vậy, ăn món này thường xuyên có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các nguyên tố vi lượng, chính những nguyên tố vi lượng này có thể giúp con người không bị chóng mặt, thiếu máu.

Bộ phận của lợn nhiều sắt gấp 100 lần thịt, protein gấp 5 lần trứng nhưng lưu ý điều này - 3

5. Thúc đẩy tiêu hóa

Đối với những người có hệ tiêu hóa, dạ dày kém cũng có thể dùng tiết lợn. Tiết lợn không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Như vậy, ăn tiết lợn có rất nhiều lợi ích, không chỉ có tác dụng bổ máu cho cơ thể mà còn có tác dụng cầm máu. Có thể thấy, ăn tiết lợn mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho cơ thể con người.

Tiết lợn dù bổ dưỡng đến đâu cũng không được ăn tùy tiện

Mặc dù tiết lợn cực kỳ bổ dưỡng, nhưng đừng tiêu thụ quá nhiều, nếu không sẽ dễ gây ngộ độc sắt và làm mất khả năng hấp thụ các khoáng chất khác. Nói chung, không tiêu thụ nhiều hơn hai lần một tuần. 

Hơn nữa, nếu tiêu thụ quá nhiều tiết lợn sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho cơ thể. Chẳng hạn như những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao, cholesterol cao, bệnh mạch vành, bệnh gan,… không thích hợp ăn tiết lợn.

Không nên dùng tiết lợn chưa được nấu chín, nên hấp chín, kết hợp với một số nguyên liệu thành món ăn bổ dưỡng.

Không nên dùng tiết lợn chưa được nấu chín, nên hấp chín, kết hợp với một số nguyên liệu thành món ăn bổ dưỡng.

Không nên dùng tiết lợn chưa được chế biến chín, vì nó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh liên cầu khuẩn rất nguy hiểm. Không dùng tiết lợn (kể cả đã nấu chín) lấy từ lợn mắc bệnh. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích việc hấp chín tiết, kết hợp với một số nguyên liệu để trở thành các món ăn bổ dưỡng như: Tiết xào lá xương sông, tiết lợn sốt mỡ hành,… vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa làm phong phú bữa ăn gia đình.

Một trăm loại rau không bằng món rau này, danh y nổi tiếng Trung Quốc cũng phải ca ngợi
Cải thảo rất được người Trung Quốc xem trọng và ca ngợi "100 loại rau không bằng cải thảo", vậy rốt cuộc loại rau này thần thánh tới cỡ nào.

Các loại rau củ giàu dinh dưỡng

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh