"Một trăm loại rau không bằng món rau này", danh y nổi tiếng Trung Quốc cũng phải ca ngợi

MINH MINH - Ngày 12/12/2021 11:29 AM (GMT+7)

Cải thảo rất được người Trung Quốc xem trọng và ca ngợi "100 loại rau không bằng cải thảo", vậy rốt cuộc loại rau này thần thánh tới cỡ nào.

Là món ăn mùa đông, cải thảo thơm ngon, tốt cho sức khỏe không thua kém gì các món ăn bổ dưỡng. Người Trung Quốc có câu "100 loại rau không bằng cải thảo". Danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh cũng ca ngợi cải thảo trong cuốn sách y học "Bản thảo cương mục" là cải thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, giúp thanh nhiệt lợi tiểu, bồi bổ dạ dày, giải độc. Những đặc điểm này rất hữu hiệu trong việc trị ho và đau họng. 

amp;#34;Một trăm loại rau không bằng món rau nàyamp;#34;, danh y nổi tiếng Trung Quốc cũng phải ca ngợi - 1

Vì sao lại nói "100 loại rau không bằng cải thảo"?

Cải thảo là loại rau rất phổ biến nên nhiều người không nhận ra được giá trị của nó. Thực tế, cải thảo rất bổ dưỡng, xứng danh là “vua của các loại rau”. Câu nói 100 loại rau không bằng cải thảo thực chất là lời nói quá của người xưa để ca ngợi về công dụng của cải thảo. Có nhiều loại rau và mỗi loại có đặc tính dinh dưỡng khác nhau, chỉ có lựa chọn kết hợp hợp lý các loại rau khác nhau mới có lợi cho sức khỏe.

Dù vậy, không thể phủ nhận, cải thảo thực sự có lợi cho sức khỏe, bác sĩ Wang Xinfang, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) chỉ rõ:

- Hàm lượng nước trong cải thảo rất cao, khoảng 95%.

- Trong 100 gam cải thảo chứa khoảng 1,1 gam protein, 0,2 gam chất béo và 12,4 gam carbohydrate. Tuy nhiên, hàm lượng ba chất dinh dưỡng này trong cải thảo rất nhỏ, và cơ thể con người chủ yếu hấp thụ từ các loại thực phẩm khác.

- Trong 100 gam cải thảo chứa 40-80 mg canxi và khoảng 35 mg phốt pho. Một cốc nước ép cải thảo nấu chín có thể cung cấp lượng canxi gần như một cốc sữa. Canxi và phốt pho là thành phần chính của xương và răng, có thể duy trì chức năng bình thường của thần kinh con người và sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Thiếu canxi có thể gây ra sự phát triển bất thường của xương, gây loãng xương và chuột rút cơ.

- Mỗi 100 gam cải thảo chứa khoảng 0,6 miligam sắt. Sắt là nguyên liệu để tạo máu, nó có thể giúp vận chuyển oxy trong cơ thể. Thiếu sắt dễ bị mệt mỏi, thậm chí là thiếu máu.

- Mỗi 100 gam cải thảo chứa 0,04 mg caroten. Carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A có thể thúc đẩy tăng trưởng, tăng khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm, duy trì thị lực bình thường và ngăn ngừa bệnh quáng gà.

- Mỗi 100 gam cải thảo chứa 0,02 mg thiamine (vitamin B1). Thiamine có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy quá trình oxy hóa hoàn toàn carbohydrate trong cơ thể, ngăn chặn chất độc pyruvate tích tụ và gây ngộ độc trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa viêm dây thần kinh và bệnh trĩ.

amp;#34;Một trăm loại rau không bằng món rau nàyamp;#34;, danh y nổi tiếng Trung Quốc cũng phải ca ngợi - 2

- Mỗi 100gam cải thảo chứa khoảng 0,3 mg niacin. Niacin (Vitamin PP) có thể duy trì sức khỏe của da, dây thần kinh và thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa. Thiếu hụt loại vitamin này lâu dài có thể gây chán ăn, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, giảm trí nhớ. Ngoài ra, còn có thể gây ra viêm lưỡi, viêm da và lở miệng.

- Hàm lượng vitamin C trong cải thảo tương đối cao, với hàm lượng lên tới hơn 20mg trên 100 gam. Hàm lượng vitamin C và vitamin B2 cao gấp 5 lần và 4 lần so với táo và lê. Nó là một chất có tính khử mạnh làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp chống lại bệnh tật, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và duy trì các chức năng bình thường của răng, xương, mạch máu và cơ. 

Sự thiếu hụt vitamin C lâu dài có thể gây sưng nướu răng, chảy máu và sâu răng, xương yếu, xuất huyết dưới da, thậm chí là bệnh còi xương. 

- Cải thảo cũng chứa hơn 0,4% chất xơ thô. Chất xơ thô có thể thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày của con người, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và nhuận tràng. Ngoài ra, trong cải thảo còn có nhiều nguyên tố vi lượng như kali, natri, clo, magie, đây đều là những chất không thể thiếu trong cơ thể con người.

Giá trị y học của cải thảo

amp;#34;Một trăm loại rau không bằng món rau nàyamp;#34;, danh y nổi tiếng Trung Quốc cũng phải ca ngợi - 3

Ngoài tác dụng làm rau ăn, cải thảo còn có giá trị chữa bệnh. Y học Trung Quốc cho rằng cải thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải uất, làm dịu cơn khát, lợi tiểu, cải thiện dạ dày. Ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh thiếu vitamin C.

Các nhà khoa học tại Viện Nội tiết tố ở New York (Mỹ) phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ Trung Quốc và Nhật Bản thấp hơn nhiều so với phụ nữ phương Tây do họ thường xuyên ăn cải thảo. Có một số nguyên tố vi lượng trong loại rau này có thể giúp phá vỡ estrogen có liên quan đến ung thư vú.

Chất xơ trong cải thảo có thể tăng cường nhu động đường tiêu hóa, giảm thời gian lưu giữ phân trong cơ thể, giúp tiêu hóa và bài tiết, do đó giảm gánh nặng cho gan và thận, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, thúc đẩy cơ thể hấp thụ protein động vật. Chất pectin chứa trong cải thảo có thể giúp cơ thể bài tiết lượng cholesterol dư thừa.

Món ăn bài thuốc từ cải thảo

Cải thảo xào cay tốt cho người tỳ vị suy nhược, chán ăn: Chuẩn bị cải thảo 0,5kg, ớt đỏ 10g, bột năng. Rửa sạch cải thảo, thái lát, ớt bỏ hạt, thái sợi dài. Đem cải thảo xào với ớt, thêm gừng nhuyễn, đảo nhanh, nêm nếm gia vị như nước tương, đường, giấm, dùng bột năng làm xốt, thêm chút dầu mè. Sau khi xào xong cho ra đĩa ăn nóng.

amp;#34;Một trăm loại rau không bằng món rau nàyamp;#34;, danh y nổi tiếng Trung Quốc cũng phải ca ngợi - 4

Canh cải thảo nấu thịt giúp trị ho khan, lở loét môi miêng do hanh khô: Lấy phần tâm cải thảo và quả chà là cho vào nồi nước, đun sôi lửa to sau đó chuyển lửa nhỏ, nấu trong 1 giờ. Tiếp đó cho phần lá cải thảo, nấu khoảng 10 phút, thêm thịt đã thái lát, nêm gia vị.

Cải thảo nấm hương giảm hôi miệng, hạ huyết áp, phòng cảm mạo: Cải thảo xé nhỏ, nấm hương ngâm mềm đem thái lát. Xào nấm hương với cai thảo, thêm gừng nhuyễn và thịt tôm cùng một bát nước, nấu đến khi chín nhừ thì nêm muối. 

Loại rau bổ chẳng kém nhân sâm, giúp trường thọ nhưng người Việt ít ăn, chê nhạt vị
Loại rau xưa chỉ dành cho lợn nhưng ít ai ngờ lại có nhiều dưỡng chất, thậm chí tốt hơn cả nhân sâm nếu biết ăn đúng cách còn giúp trường thọ.

Lương y Bùi Hồng Minh

MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các loại rau củ giàu dinh dưỡng