Chăm bắp chân để tăng tuổi thọ

HÀ VŨ. - Ngày 16/09/2022 06:37 AM (GMT+7)

Bắp chân được mệnh danh là “trái tim thứ hai” của cơ thể con người. Bắp chân có liên quan đến gan, não và tim, nhưng nhiều người không chú ý đến nó, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Bắp chân khỏe mạnh có lợi lớn đối với sức khỏe tổng thể

1. Giúp máu lưu thông và làm chậm quá trình lão hóa

Bác sĩ Lý Triệu Huy, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc Tây An, giải thích: Máu của con người chạy qua các động mạch và tĩnh mạch. Hoạt động của động mạch là quan trọng nhất để tim vận hành. Đối với tĩnh mạch, áp lực tạo ra do co cơ là một trong những động lực giúp máu lưu thông và sự trở lại của tĩnh mạch chân chủ yếu phụ thuộc vào sức co bóp của cơ bắp chân.

Bắp chân khỏe mạnh có thể ngừa lão hóa. (Ảnh minh họa)

Bắp chân khỏe mạnh có thể ngừa lão hóa. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Lý Triệu Huy nói rằng, việc chăm sóc tốt cho bắp chân tương đương với việc bạn bổ sung thêm một chiếc "máy bơm" vào phần dưới của cơ thể, có thể giúp ích cho tim. Có câu nói, con người ta già đi trước khi đôi chân của họ già đi, và họ có thể sống lâu hơn nếu họ có sức mạnh ở đôi chân của mình.

Người trung niên và cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh về chân, cần đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe cho đôi chân.

2. Bắp chân là "bức tường chịu lực"

Bắp chân được ví như bức tường chịu lực của cơ thể con người bởi bất kỳ vận động nào, kể cả đứng và đi đều không thể tách rời hoạt động co bóp của cơ bắp chân. Có thể nói, hơn một nửa các hoạt động và tiêu hao năng lượng trong cuộc sống của một người đều do bắp chân hoàn thành. Người cao tuổi dễ ngã có mối liên quan lớn đến chức năng của bắp chân bị giảm sút.

3. Bắp chân là "huyết mạch giao thông"

50% dây thần kinh, mạch máu và máu của cơ thể con người nằm ở chân. Ngoài ra, còn có hơn 60 huyệt đạo trên bắp chân, 6 kinh mạch quan trọng là 3 kinh mạch dương và 3 kinh mạch âm của bàn chân cũng đi qua bắp chân.

4. Bắp chân là "trung tâm sức khỏe"

Xoa bóp bắp chân cũng là đang nuôi dưỡng nội tạng (Ảnh minh họa)

Xoa bóp bắp chân cũng là đang nuôi dưỡng nội tạng (Ảnh minh họa)

Bắp chân đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Một mặt, bắp chân có nhiều kinh lạc, huyệt đạo nên xoa bóp bắp chân thường xuyên cũng giống như xoa bóp nội tạng.

Mặt khác, bắp chân có thể "uống thuốc", vì vùng da sau tai giữa và sau lưng mỏng nhất, còn da bắp chân mỏng đứng thứ 3 nhưng lại có diện tích lớn hơn và nhiều mạch máu hơn, thích hợp hơn để ngâm trong nước thuốc, hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt.

5. Bắp chân là "vùng phản chiếu bệnh tật"

Nhiều bệnh tật sẽ thể hiện ở bắp chân: Bắp chân bị chuột rút có thể liên quan đến thiếu canxi; Bắp chân sưng tấy chứng tỏ tạng phủ bị bệnh; Chân lạnh có nghĩa là cơ thể bị thiếu chất. Việc phát hiện kịp thời các triệu chứng có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh sớm.

Nhiều thói quen làm tổn thương chân ảnh hưởng đến tim, não và gan

Bắp chân quan trọng là vậy nhưng nhiều người không biết nâng niu, lại có những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe.

1. Ít vận động trong thời gian dài

Khi ngồi, hầu hết các cơ trên cơ thể con người, bao gồm cả cơ bắp chân, đều ở trạng thái thả lỏng, ngoại trừ cơ thắt lưng. Nhưng ở trạng thái thả lỏng kéo dài sẽ không tốt, vì các cơ cần phải co bóp liên tục để duy trì độ đàn hồi và dẻo dai.

2. Mang giày cao gót

Mang giày cao gót thường xuyên dễ gây hại cho bắp chân. (Ảnh minh họa)

Mang giày cao gót thường xuyên dễ gây hại cho bắp chân. (Ảnh minh họa)

Gân Achilles là dây chằng kết nối xương ở gót chân với cơ bắp chân. Khi bạn ấn các ngón chân xuống, gân Achilles sẽ bị căng, nếu bạn bước trên giày cao gót thì gân Achilles sẽ bị căng suốt, lâu ngày không được giãn ra.

Khi đi giày bệt trở lại, bạn sẽ cảm thấy cơ bắp chân bị căng ra, khó chịu, dáng tự nhiên không được đẹp, đó là do gân Achilles của bạn bị ngắn lại. Gót chân càng cao, sức căng của gân Achilles càng tăng.

3. Ngồi bắt chéo chân

Khi bắt chéo chân, đầu gối bị các tấm đệm đè nén, dễ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới, gây giãn tĩnh mạch chân và thậm chí là cục máu đông. Những người bị cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim nên đặc biệt cẩn thận.

4. Tập thể dục quá sức

Để cơ bắp không hoạt động cũng không tốt, nhưng tập thể dục quá sức cũng rất nguy hiểm. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng “đi lâu sẽ làm tổn thương gân cốt”, ở phần tiếp giáp giữa bắp chân và bàn chân có những sợi gân, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng bàn chân và bước đi. Tập thể dục phù hợp có lợi cho việc tăng cường sức mạnh của gân và cơ của các chi, nhưng việc đi đường dài và dùng lực quá mạnh, vượt quá tải trọng cho phép sẽ gây căng cơ và tổn thương cơ.

5. Mặc quần bó sát

Mặc quần bó sát có thể cản trở lưu thông máu ở bắp chân, thậm chí gây giãn tĩnh mạch chi dưới, khiến da bắp chân lộ rõ ​​những mao mạch hình mạng nhện, thậm chí có thể phình ra những tĩnh mạch giống giun đất.

Điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu đi chân trần mỗi ngày?
Đi bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn tháo giày và đi chân đất một chút thì sao? Việc này có lợi hay gây hại cho sức khỏe?

Sống khỏe

Theo HÀ VŨ. Dịch từ aboluowang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe