Thịt cá rất béo, chứa lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng mọi người có biết, trên thân cá có một vị trí ẩn giấu DHA rất cao, rất nhiều người thường bỏ qua nó, đó chính là hốc mắt cá.
Khi ăn cá đặc biệt đừng bỏ qua vị trí này, chứa rất nhiều chất tốt cho não
DHA là một yếu tố chính góp phần vào sự tăng trưởng và duy trì các tế bào hệ thần kinh, một thành phần quan trọng của não và võng mạc, với hàm lượng lên tới 20% trong vỏ não của con người và có tỷ lệ lớn nhất ở võng mạc của mắt chứa khoảng 50%.
DHA ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thúc đẩy sự trưởng thành của các tế bào thụ cảm ánh sáng võng mạc và bảo vệ hệ thống tim mạch. DHA chứa nhiều nhất là ở cá biển và nhiều nhất trong cơ thể cá đó chính là mỡ ở hốc mắt, tiếp theo là dầu cá. Mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 0,75 gram DHA mỗi ngày. Do đó, khi ăn cá, đừng quên ăn hốc mắt cá.
Ăn cá chỉ tập trung vào hốc mắ, không ăn những phần khác?
Mặc dù hốc mắt cá rất giàu DHA, giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ, nên nhiều người lại tập trung vào ăn phần hốc mắt cá, bộ phận khác lại không ăn. Điều này hoàn toàn không cần thiết, bởi trong thịt cá cũng có chứa DHA.
Ví dụ, cá hồi, cá mòi, cá kình vàng, cá thu, lươn, cá rô,… mỗi 100g cá chứa khoảng 1000mg DHA, có thể được não hấp thụ trực tiếp qua hàng rào máu não, giúp thúc đẩy não và thị giác. Phát triển và phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Tác dụng của các bộ phận trong cơ thể con cá?
Đầu cá: Chứa một lượng nhất định EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid), thuộc về axit béo không bão hòa đa omega-3, có lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, theo dữ liệu thử nghiệm của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Nam Kinh, tuổi cá càng lớn, càng có nhiều thủy ngân tích lũy trong não cá và da cá. Vì lý do an toàn, tốt nhất là ăn ít đầu cá.
Mang cá: là cơ quan hô hấp quan trọng của cá và rất giàu chất sắt. Nếu bạn muốn ăn, bạn cần tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ và cá kiếm.
Da cá: có chứa nhiều khoáng chất như protein, axit béo không bão hòa, lưu huỳnh, choline, lecithin và canxi. Choline có tác dụng tăng cường trí nhớ. Lecithin có tác dụng bảo vệ gan, thúc đẩy thần kinh và đại não phát triển. Axit béo không bão hòa có tác dụng phòng và điều trị sơ vữa động mạch, cholesterol trong máu cao, cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Xương cá: có nhiều canxi, có tác dụng phòng và điều trị bệnh loãng xương. Do đó thanh thiếu niên đang tuổi phát triển và những người già xương cốt bắt đầu lão hóa nên ăn nhiều xương cá. Có thể phơi khô xương cá sau đó nghiền vụn nấu với thịt hoặc khi hầm cá nên cho thêm một chút giấm, như vậy xương cá sẽ nhanh nhừ và có thể ăn trực tiếp xương cả.
Bong bóng cá: là một loại thực phẩm lý tưởng có hàm lượng chất béo thấp và protein cao. Hơn 1600 năm trước, nó được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng ngang hàng với tổ yến và vây cá mập.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, bong bóng cá có chứa nhiều phân tử collagen, chất này có tác dụng cải thiện tình dinh dưỡng cho các mô tế bào trong cơ thể con người, thúc đẩy phát triển sinh trưởng, làm chậm lão hóa da. Các món ăn làm từ màng bong bóng có hương vị tinh tế, trơn mịn.
4 kiểu người không nên ăn cá
Ăn cá có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường trí nhớ, bảo vệ thị lực, giữ ẩm cho da, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp. Trong trường hợp bình thường, mỗi tuần nên ăn 2- 3 lần. Tuy nhiên cũng có những người không thích hợp để ăn cá.
1. Bệnh gút
Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điệu trị gút (gout), không nên ăn thực phẩm hải sản, vì có rất nhiều chất "dinh dưỡng" cho bệnh gút là purine trong thực phẩm như cá và tôm. Khi bệnh nhân đau khẩn cấp hơn, họ càng không nên ăn cá.
2. Người bị rối loạn chức năng gan và thận
Bởi vì cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận.
3. Người bị dị ứng
Có nhiều người bị dị ứng với hải sản, chủ yếu là vì chúng là món ăn chứa nhiều protein, đây là một phản ứng dị ứng gây ra bởi loại protein đặc biệt này.
4. Người đang dùng thuốc
Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.
Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.