Cà phê ngừa ung thư gan nhưng khiến cơ thể mất nhiều chất, phải uống lúc này mới lợi nhất

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 10/12/2021 06:47 AM (GMT+7)

Cà phê có thể giúp ngừa ung thư gan nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng, vậy nên uống lúc nào để vừa thu được lợi ích mà không gây ra tác động xấu tới sức khỏe.

Có rất nhiều người uống cà phê trên thế giới. Lấy người Mỹ làm ví dụ, khoảng 29% uống 2 tách cà phê mỗi ngày; 13% uống 3 cốc; 14% uống 4 đến 5 cốc; 9% uống hơn 6 cốc mỗi ngày.

Tất nhiên, nhiều người sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi uống cà phê và cà phê cũng có tác dụng tốt với sức khỏe, chẳng hạn như ngừa ung thư. Theo báo cáo của BMC Cancer vào tháng 2/2020, uống cà phê tỷ lệ nghịch với tỷ lệ mắc ung thư gan và ung thư nội mạc tử cung, tức là uống càng nhiều thì khả năng mắc hai loại ung thư này càng ít. 

Tuy nhiên, không phải cái gì nhiều cũng tốt cho dù lành mạnh tới đâu, có thể bạn chưa biết rằng caffeine trong cà phê sẽ làm hỏng quá trình hấp thụ một số vitamin và khoáng chất và đẩy nhanh quá trình bài tiết chúng.

Cà phê có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan. (Ảnh minh họa)

Cà phê có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan. (Ảnh minh họa)

5 loại chất dinh dưỡng dễ bị hao hụt do ảnh hưởng của caffeine:

Canxi: Khoảng 5mg canxi được bài tiết qua phân hoặc nước tiểu chỉ vài giờ sau khi uống cà phê. Cà phê cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và thúc đẩy quá trình giải phóng canxi từ xương. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Linus Pauling ở Oregon (Mỹ), trên thực tế miễn là việc hấp thụ canxi vẫn ở mức bình thường, thì chưa có đủ bằng chứng cho thấy cà phê sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.

Do đó, cần xem xét nhiều yếu tố như liệu bạn có thường tiêu thụ canxi hay không, lượng cà phê bạn uống và sức khỏe của xương như thế nào mới có thể đánh giá được tác động của cà phê tới xương.

Vitamin D: Vitamin D có liên quan mật thiết đến sự hấp thụ canxi. Caffeine thực sự là chất ức chế thụ thể vitamin D. Vì vậy, nó có thể ảnh hưởng sự hấp thụ vitamin D, do đó làm giảm mật độ xương và gây loãng xương. Dựa trên điều này, Viện Linus Pauling khuyên bạn nên hạn chế uống cà phê dưới 3 tách mỗi ngày, nếu bổ sung đủ canxi và vitamin D sẽ ngăn ngừa được các tác dụng phụ tiềm ẩn của cà phê đến chất lượng xương.

Caffeine trong cà phê sẽ làm hỏng quá trình hấp thụ một số vitamin và khoáng chất. (Ảnh minh họa)

Caffeine trong cà phê sẽ làm hỏng quá trình hấp thụ một số vitamin và khoáng chất. (Ảnh minh họa)

Sắt: Caffeine sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, vì các hợp chất phenol có trong cà phê sẽ kết hợp với sắt nonheme (là sắt được tìm thấy trong các nguồn thực vật). Khi ăn thức ăn giàu sắt, caffeine có thể làm giảm hấp thu sắt lên đến 80%.

Do đó, bạn nên giãn cách thời gian giữa việc uống bất cứ thứ gì có caffeine với các thực phẩm chứa sắt trong hơn một giờ để tránh ảnh hưởng đến sự hấp thụ. ”

Vitamin B: Caffeine có tác dụng lợi tiểu, điều này có nghĩa là các vitamin tan trong nước, bao gồm cả vitamin B, có thể bị mất do lượng nước tiểu tăng lên. Caffeine thậm chí có thể cản trở sự chuyển hóa của Thiamine, còn được gọi là vitamin B1. Tuy nhiên, caffein có thể làm tăng tiết axit dạ dày, tăng các yếu tố nội sinh do tế bào thành tiết ra nên có thể làm tăng hấp thu vitamin B12.

Magiê: Theo một nghiên cứu nhỏ đăng trên tạp chí Life Sciences, phụ nữ từ 31 đến 78 tuổi uống cà phê có hàm lượng caffein lên đến 6mg/kg trọng lượng cơ thể sẽ đào thải magie, canxi, natri, clo trong nước tiểu sau 2 giờ. Và quá trình tái hấp thu canxi và magie ở ống thận cũng giảm theo.

Uống cà phê như thế nào để không ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng?

Nên uống cà phê trước khi ăn tối thiểu 1 tiếng để không ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Nên uống cà phê trước khi ăn tối thiểu 1 tiếng để không ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu trước đây đã` phát hiện ra rằng lượng caffeine khoảng 400mg/ngày sẽ không có tác động tiêu cực đến cơ thể con người. Nói chung là khoảng 3 cốc cà phê. Nhưng đối với nhiều người, việc hạn chế số lượng cà phê có thể khiến họ cảm thấy khó có thể thực hiện. Điều duy nhất cần làm có thể là lựa chọn thời gian uống. 

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "American Journal of Clinical Nutrition", nếu uống cà phê và bữa ăn được dùng cùng lúc, sự hấp thụ sắt sẽ giảm từ 5,88% xuống 1,64% (cà phê nhỏ giọt) và 0,97% (cà phê hòa tan).

Uống trước bữa ăn một tiếng thì khả năng hấp thu sẽ không thay đổi nhưng uống cà phê sau bữa ăn dù cách 1 tiếng thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng vẫn bị ảnh hưởng. Vì vậy, có lẽ sẽ tốt hơn nếu bạn pha một tách cà phê và uống trước khi ăn khoảng 1 tiếng.

Những người tốt nhất nên cách ly với cà phê ngay kẻo lợi đâu không thấy chỉ thấy độc
Cà phê là đồ uống hấp dẫn với nhiều người nhưng đối với một số người, nó lại chẳng khác gì liều "thuốc độc" cho sức khỏe của họ.

An toàn thực phẩm

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe