Phụ nữ có tỷ lệ bị táo bón gấp 3 lần nam giới do ruột của phụ nữ dài hơn, hẹp hơn và có nhiều đoạn quanh co, gấp khúc khiến cho thức ăn tiêu hóa bị dồn nén ở đây.
Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí.
Phụ nữ có tỷ lệ bị táo bón gấp 3 lần nam giới do ruột của phụ nữ dài hơn, hẹp hơn và có nhiều đoạn quanh co, gấp khúc khiến cho thức ăn tiêu hóa bị dồn nén ở đây.
Với những người làm công sở, hiện tượng táo bón thường xuyên xảy ra do ngồi máy tính nhiều, ít vận động, thường xuyên bị stress và áp lực công việc. Những hiện tượng táo bón này chỉ là tạm thời và hoàn toàn có thể thoát khỏi nhanh chóng, tránh những bất tiện trong đời sống hàng ngày.
Vậy nên, đây là 7 điều bạn không nên làm khi bị táo bón, được tư vấn bởi tạp chí Women’s Health.
Ăn đồ đóng gói
Nếu bạn muốn thoát khỏi cảnh ngồi lì trong nhà vệ sinh cả tiếng đồng hồ, chế độ ăn uống thì thứ đầu tiên cần phải lưu ý. Các đồ ăn vặt luôn mang hàm lượng chất béo rất cao, khiến cho công việc tiêu hóa của dạ dày trở nên chậm chạp, kém hiệu quả. Đồ ăn đóng gói chứa rất nhiều hợp chất fructans-carbohydrate, là thủ phạm chính cho chứng đầy hơi, ợ nóng và táo bón.
Uống rượu và cà phê
“Khi bạn bị táo bón thì thật sai lầm nếu bắt đầu 1 ngày mới bằng cà phê hoặc nhấp vài ngụm rượu trong bữa tiệc” - Bác sỹ Bhavesh Shah thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Long Beach cho hay. “Uống rượu gây ức chế hooc-môn chống lợi tiểu (AHD), đi tiểu nhiều có thể gây ra hiện tượng mất nước và khiến cho táo bọn càng trầm trọng hơn. Tương tự, cafein có trong cà phê là 1 chất kích thích nên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.”
Khi bạn không vận động lượng phân sẽ bị dồn ứ. Hệ tiêu hóa không có sự hoạt động, không có nước trong phân khiến phân cứng rắn, đường ruột bị khô. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Uống sữa và các sản phẩm từ sữa
Tiêu thụ số lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi. Một nghiên cứu của Iran về trẻ em từ 1-13 tuổi phát hiện rằng các sản phẩm từ sữa gây táo bón cho chúng. Và khoảng 80% trẻ sau khi bỏ sữa và sản phẩm sữa bò ra khỏi chế độ ăn hàng ngày đi tiêu đều đặn hơn.
Lười vận động
Khi bạn không vận động lượng phân sẽ bị dồn ứ. Hệ tiêu hóa không có sự hoạt động, không có nước trong phân khiến phân cứng rắn, đường ruột bị khô. Nhu động ruột bị giảm, hoạt động kém đi, do đó nó sẽ khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài gây táo bón.
Những người có tính chất nghề nghiệp phải ngồi nhiều ở văn phòng, hay người già có hệ tiêu hóa yếu kém, sức khỏe yếu nên ít đi lại vận động thì nên ăn nhiều chất xơ. Không cần vận động mạnh chỉ cần bỏ 15-20 phút mỗi ngày để đi bộ bạn cũng đã có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sức khỏe dẻo dai.
Dùng thuốc sắt hoặc các loại thuốc khoáng chất khác
Lúc này cơ thể cần 1 lượng nước lớn thường trực để có thể hấp thụ được các khoáng chất, nếu bạn không uống đủ nước thì sẽ sinh ra táo bón.
Uống ít nước
Không uống đủ nước có thể gây ra tình trạng phân khô và cứng. Nước được hấp thụ ở ruột, và người không uống đủ nước sẽ không có đủ nước để cung cấp cho ruột kết và làm cho phân mềm đi.
Thói quen xấu khi đi vệ sinh
Nhịn đi tiêu có thể khởi đầu một chu kỳ của táo bón: Sau một thời gian, người nhịn đi tiêu có thể không cảm thấy mắc khi cần đi tiêu. Nó dẫn đến táo bón dai dẳng.