Cây an xoa là một trong những cây thuốc dân gian được nhiều người sử dụng để chữa trị một số chứng bệnh về gan thường gặp như men gan cao, xơ gan, viêm gan... Cùng tìm hiểu về loài cây này ngay sau đây.
1 Cây an xoa là cây gì?
Cây an xoa hay còn được biết đến với một số tên gọi dân gian như cây thâu kén lông, cây dó lông,... Đây là loại cây thuốc mọc hoang có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, chủ yếu phân bố ở các quốc gia trong khu vực Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,... Ở nước ta, loài dược liệu quý giá này phân bố tập trung ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể bắt gặp chúng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước từ Bắc vào Nam.
2 Cây an xoa có đặc điểm gì?
Cây an xoa có một số đặc điểm nhận biết như sau
- Về thân cây: Là loài thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 1-3m. Thân cây hình trụ, có lông bao bọc ở bên ngoài.
- Về lá: Lá cây có dạng hình bầu dục, chiều dài trung bình từ 10-15cm, bề rộng từ 5-8cm. Cả hai mặt lá đều có lông bao phủ, mặt dưới lá có màu hơi trắng, mặt trên có màu xanh nhạt.
- Về hoa: Hoa có 5 cánh, màu tím hồng, mọc thành cụm ở đầu ngọn. Sau khi hoa tàn sẽ tạo quả, quả có dạng hình trụ, bên trong chứa hạt.
3 Cây an xoa có mấy loại?
Dựa vào đặc điểm hình dáng và màu sắc, người ta chia cây an xoa thành 2 loại chính:
3.1. Cây an xoa tím
- Đặc điểm: Thân cây có dạng thân gỗ, kích thước nhỏ gọn. Lá cây có lông ở hai mặt, mép có răng cưa.
- Hoa của cây có màu hơi tím, quả dài và hơi nhỏ, có thể gây ngứa ngáy nếu chạm phải.
- Cây có dược tính cao cho nên được trồng vô cùng phổ biến hiện nay.
3.2. Cây an xoa trắng
- Đặc điểm: Thân cây vẫn là thân gỗ nhưng to hơn cây an xoa tím. Lá cây cũng có phiến to tròn và rộng gấp đôi so với cây tím. Tuy nhiên hai mặt lá không hề có lông bao phủ.
- Hoa của cây có màu trắng đặc trưng, quả của cây dài và không có lông.
- Cây có dược tính thấp cho nên không được trồng rộng rãi ngoài tự nhiên.
4 Hình ảnh cây an xoa ngoài tự nhiên
Sau đây là một số hình ảnh cây an xoa ngoài tự nhiên để bạn có thể nhận biết loại thảo dược này chính xác nhất:
5 Cây an xoa có tác dụng gì, trị bệnh gì?
Sở dĩ cây an xoa được chọn làm dược liệu chữa bệnh, đó là bởi trong loại cây này chứa nhiều hoạt chất có lợi đối với sức khỏe con người. Nhờ đó mà cây có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như sau:
5.1. Chữa một số bệnh về gan
Cây an xoa được người dân coi như là một “thần dược” với khả năng chữa trị các chứng bệnh về gan vô cùng hiệu quả, cụ thể như sau:
- Giúp điều trị một số chứng bệnh nguy hại về gan như men gan cao, xơ gan, viêm gan,...
- Giúp giải độc cho gan, tăng cường chức năng làm việc của gan và hỗ trợ phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
- Giúp tiêu diệt các tế bào có thể gây ra ung thư gan, nhờ đó làm tăng khả năng hồi phục của người bệnh.
5.2. Giúp ngủ ngon hơn
Sử dụng cây an xoa đúng cách sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hormone melatonin giúp gây buồn ngủ và hormone serotonin giúp an thần, thư thái và giấc ngủ sẽ trở nên ngon hơn.
5.3. Chống lại sự oxy hóa
Cây an xoa rất giàu hoạt chất flavonoid với đặc tính chống oxy hóa cao. Nhờ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn nguy cơ thoái hóa các tế bào có lợi và giảm sự phát triển của các tế bào xấu.
5.4. Giúp kháng khuẩn, chống viêm
Chiết xuất từ rễ cây an xoa có chứa các hoạt chất betulin, tiliroside và acid betulinic có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Nhờ đó mà dược liệu này rất phù hợp để sử dụng với mục đích giảm sưng đau các khớp xương, sát khuẩn vết thương ngoài da hay tiêu diệt vi khuẩn trong hệ đường ruột.
5.5. Ức chế tế bào ung thư
Theo như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhờ vào các hoạt chất flavonoid dồi dào mà cây an xoa có thể giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, ức chế khả năng hoạt động của các tế bào ung thư nguy hiểm, đặc biệt là tế bào ung thư gan.
5.6. Hỗ trợ giảm cân
Do có chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất có đặc tính nhuận tràng cao, cây an xoa có thể giúp cân bằng quá trình trao đổi chất, giảm bớt lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà người sử dụng có thể giảm cân một cách tự nhiên, an toàn mà không hề có hại.
5.7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Rễ của cây an xoa được dùng để điều trị các bệnh về tiêu chảy, kiết lỵ do vi khuẩn đường ruột gây ra. Nhờ đó giúp người bệnh có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
6 Cách sử dụng cây an xoa trị bệnh về gan
Để có thể sử dụng cây an xoa đúng cách, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y có chứa loại dược liệu này để phòng ngừa các căn bệnh nguy hại với cơ thể nhé:
6.1. Bài thuốc chữa bệnh xơ gan
Các nguyên liệu cần có:
- Cây an xoa: 50g
- Cây cà gai leo: 30g
- Cây bán chi liên: 20g
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, bạn đem cây an xoa đi sao vàng, sử dụng cả lá và thân khi sao nhé.
- Sau đó, với mỗi nguyên liệu trên, bạn đem rửa sạch rồi cho vào nồi để sắc thành thuốc cùng với 1,5 lít nước sạch.
- Kế đến, bạn đun to lửa cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp trong vòng 15 – 20 phút cho đến khi nước bên trong cạn bớt còn khoảng 1/3
- Đợi đến khi thuốc nguội là bạn có thể lấy ra để uống hàng ngày.
6.2. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan B
Các nguyên liệu cần có:
- Cây an xoa: 30g
- Rễ cây mật nhân: 10g
- Cây cà gai leo: 30g
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, bạn đêm hỗn hợp các nguyên liệu đem đi sao vàng rồi hạ thổ. Sau đó, bạn lấy tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào nồi đã có sẵn 1 lít nước để sắc thành thuốc.
- Tiếp theo, bạn tiến hành đun sôi nồi nước, đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp trong khoảng 15-20 phút sao cho nước bên trong còn khoảng ⅓ thì tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn lấy phần nước thuốc để uống hàng ngày.
6.3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan
Các nguyên liệu cần có:
- Cây an xoa: 50g
- Cây xạ đen: 50g
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, bạn đêm cả 2 nguyên liệu đem rửa sạch cả thân và lá, sau đó đem sao vàng rồi hạ thổ.
- Sau khi đã hạ thổ xong, bạn đem nguyên liệu đi rửa sạch với nước. Rồi bạn cho vào nồi để sắc thuốc cùng với 1,5 lít nước.
- Đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ rồi bạn đun thêm khoảng 15-20 phút nữa, sao cho đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì dừng lại, tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn chắt lấy phần nước thuốc để sử dụng hàng ngày.
7 Uống cây an xoa kiêng ăn gì?
7.1. Kiêng ăn những gì khi sử dụng cây an xoa?
Theo như Đông y, cây an xoa có tính bình, vị hơi đắng, tính ấm nóng. Do đó khi bạn uống cây an xoa để chữa bệnh thì cần nên kiêng một số thực phẩm có tính lạnh, có thể kể đến gồm có:
- Thịt cua đồng
- Ốc
- Thịt dê
- Thịt trâu
- Quả sung
- Rau dền
- Cá mè
7.2. Kiêng uống những gì khi sử dụng cây an xoa?
Đối với các loại đồ uống, bạn nên tránh sử dụng những loại đồ uống chứa các chất kích thích, các chất độc hại gây ảnh hưởng đến gan. Từ đó cây an xoa mới phát huy hết hiệu quả điều trị bệnh gan của mình. Một số loại đồ uống nên tránh như:
- Rượu
- Bia
- Cà phê
- Chè khô
- Chất kích thích
8 Tác dụng phụ của cây an xoa nếu sử dụng sai cách
Mặc dù là cây thuốc có lợi đối với sức khỏe con người. Thế nhưng nếu quá lạm dụng và sử dụng sai cách có thể gây ra những tác hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như sau:
- Khiến cơ thể trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu, gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt.
- Khiến cho các loại thuốc tân dược được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng bị mất đi tác dụng. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Có thể gây dị ứng, viêm da đối với những người cơ địa yếu, hoặc có tiền sử bị dị ứng, viêm da cơ địa,...
- Có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến thai nhi đối với các bà mẹ đang mang thai. Trẻ em khi sử dụng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, táo bón,...