Một kiểu ăn trái cây tưởng tiết kiệm nhưng âm thầm hủy hoại sức khỏe, nhiều người Việt mắc

Ngày 02/04/2022 14:35 PM (GMT+7)

Quả đã có dấu hiệu hư hỏng nhưng nhiều bà nội trợ vẫn tiết kiệm và ăn phần họ nhìn thấy vẫn nguyên lành.

Nhà dinh dưỡng Mandy (Hong Kong) cho biết, trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa hoặc giữa mùa hè, hoa quả sẽ dễ sinh nấm hoặc vi khuẩn, sinh độc tố, nấm mốc. 

Nhiều bà nội trợ khi thấy hoa quả mốc, hỏng trên bề mặt hoặc một góc quả sẽ cắt phần đó, giữ lại phần còn ngon. Chuyên gia Mandy kịch liệt phản đối điều này. Cô nói dù mắt thường bạn có thể không nhìn thấy nấm mốc ở các phần quả tưởng chưa hỏng nhưng thực tế, nấm mốc đã lan ra các phần khác của quả. Những vi khuẩn nấm mốc thậm chí xâm nhập từ vỏ vào thân quả. Chuyên gia khuyên bạn khi thấy quả đã có dấu hiệu không còn tươi ngon, tốt nhất nên vứt bỏ. 

Hoa quả hỏng, mốc gây hại cho sức khỏe

Hoa quả hỏng, mốc gây hại cho sức khỏe

Mandy giải thích, trái cây bị mốc có nghĩa là tự thân loại quả này đang sinh sản vi khuẩn, bao gồm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), vi khuẩn Ecoli (Escherichia coli)... Đối với một số người có cơ địa nhạy cảm hoặc đường tiêu hóa yếu hoặc những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ em, sau khi ăn quả mốc, đốm đen, hỏng, có khả năng sẽ bị ngộ độc thực phẩm, xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt... Tệ hơn, chúng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc nặng như đổ mồ hôi nhiều, run, yếu cơ, co giật, nhức đầu... 

Chỉ nên ăn trái cây nguyên lành, không có phần bị thối, mốc.

Chỉ nên ăn trái cây nguyên lành, không có phần bị thối, mốc. 

Bảo quản hoa quả thế nào cho đúng cách?

Để tránh hoa quả bị mốc, việc bảo quản chúng đúng cách là quan trọng nhất. 

Chuyên gia khuyên bạn, các loại trái cây như việt quất, dâu tây, nho... có vỏ tương đối mỏng và mềm, hàm lượng nước cao. Những loại trái cây này sẽ dễ hỏng, đốm, sinh nấm mốc, vì vậy nên bảo quản trong tủ lạnh. Các loại trái cây như cam, chuối, táo, dưa hấu... và các loại trái cây vỏ dày khác thì có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Trái cây mua về cần bảo quản đúng cách để tránh hư hỏng, gây hại cho sức khỏe.

Trái cây mua về cần bảo quản đúng cách để tránh hư hỏng, gây hại cho sức khỏe. 

Để bảo quản quả hiệu quả nhất, bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng tại chính các siêu thị nơi mua quả. 

Đặc biệt, trái cây nên ăn trong vòng 3 ngày sau khi mua về. Những loại đã bổ ra, phải được bảo quản trong tủ lạnh, do trái cây đã bổ ra, quả tiếp xúc với không khí sẽ dễ bị hư hỏng. Bạn có thể bảo quản hoa quả đã bổ ra trong ngăn đá, ở nhiệt độ -18 độ C nếu muốn bảo quản lâu hơn, sau đó bỏ ra xay sinh tố hoặc để rã đông rồi ăn. 

Thùy Linh (Dịch từ HK01)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe