Loại hoa trồng làm hàng rào, ai cũng nghĩ không ăn được ngờ đâu là đặc sản thành phố, giúp mọc tóc giảm cân, hạ huyết áp

DIỆU THUẦN - Ngày 05/09/2024 16:26 PM (GMT+7)

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, trong hoa dâm bụt chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoid… pha trà uống ngoài giúp giảm cân, còn giúp giảm chỉ số cholesterol toàn phần, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp.

Hoa dâm bụt vừa dùng làm đẹp vừa có thể làm thuốc chữa bệnh

Dâm bụt, còn gọi là râm bụt, hồng bụt, bông bụt... là loài cây ưa ẩm, ưa sáng, tương đối dễ trồng. Hoa của cây có nhiều màu sắc khác nhau, mọc đơn, to, cuống dài và thường nở vào khoảng tháng 5 – 7 hàng năm.

Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, dâm bụt có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện được trồng ở khắp châu Á. Tại nước ta, cây thường được trồng làm cảnh ở vườn nhà, công viên hoặc trồng dày làm bờ rào. 

Hoa dâm bụt được nhiều nơi nước ta trồng làm hàng rào. Ảnh minh họa.

Hoa dâm bụt được nhiều nơi nước ta trồng làm hàng rào. Ảnh minh họa. 

Trong 1 bông hoa dâm bụt có chứa 4.16mg vitamin C, 3916.9µg% beta-caroten, 0.048mg% riboflavin, 0.031mg% thiamin cùng các hợp chất khác như alcaloid, cyclopropenoid, flavonoid, hentriacontane, sterol... Nhờ những thành phần này, từ lâu, hoa dâm bụt được nhiều nước trên thế giới sử dụng để điều trị viêm niệu đạo, đau đầu, đau răng, đau tai, hen suyễn, nhọt, bỏng, ho, sốt, nhuận tràng, bất thường về kinh nguyệt, rối loạn tuyến tiền liệt. 

Tại một số nước như Mexico, Costa Rica, Venezuela dùng để trị tiêu chảy, các khối u, khối máu tụ… 

Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hoa dâm bụt được sử dụng trong ngành công nghiệp chăm sóc da, rụng tóc, dầu gội hay chữa ho, thuốc giúp khả năng sinh sản cho nam giới. 

Bác sĩ Vũ cho biết, trong Y học cổ truyền Việt Nam, hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, chữa đau nhức chàm mặt, kiết lỵ, khí hư, khó ngủ, hồi hộp, nhức đầu, chóng mặt. Ngoài ra, hoa dâm bụt còn được sử dụng dưới dạng trà uống có tác dụng lợi tiểu và các vấn đề về thận. “Trong hoa dâm bụt chứa nhiều vitamin C và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Những người ăn kiêng hoặc có các vấn đề về thận, dùng hoa dâm bụt phơi khô, pha trà uống, không cần thêm đường sẽ rất tốt”, bác sĩ Vũ chia sẻ.  

Trong Y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho rằng, trong hoa dâm bụt có chất bioflavonoids (một chất chống oxy hóa), vitamin C và các khoáng chất khác nên nó có thể chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào từ quá trình oxy hóa... Vì vậy, thường xuyên uống trà hoa dâm bụt sẽ có các tác dụng sau: 

Giảm cholesterol, hạ huyết áp

Cholesterol là tác nhân gây xơ vữa thành mạch trong các bệnh lý tim mạch. Chiết xuất từ hoa dâm bụt sử dụng đường uống có thể giảm 22% chỉ số cholesterol toàn phần, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp.

Uống trà hoa dâm bụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Uống trà hoa dâm bụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa. 

Giảm cân

Các thành phần khoáng chất, chất chống oxy hóa và flavonoid trong hoa dâm bụt có khả năng cải thiện trao đổi chất nên rất có ích với người đang trong quá trình giảm cân. Uống trà hoa dâm bụt có thể giảm hấp thu carbohydrat và chất béo, lợi tiểu...

Hỗ trợ chữa trầm cảm

Polyphenol từ hoa dâm bụt có thể bảo vệ não và cải thiện lưu lượng máu. Uống trà hoa dâm bụt giúp cải thiện tâm trạng và các triệu chứng ở người bị trầm cảm. 

Kích thích sự phát triển của tóc

Sấy khô hoa dâm bụt sau đó xay thành bột mịn và trộn với một ít nước để thoa lên da đầu có thể giúp cải thiện tình trạng bạc và rụng tóc. Điều này được giải thích do thành phần polyphenol, khoáng chất, vitamin C trong hoa dâm bụt giúp chống viêm, kích thích sự phát triển của nang tóc.

Giảm đường huyết

Tăng đường huyết trong bệnh lý tiểu đường tiềm ẩn nhiều nguy hại cho thận, tim, mắt, hệ thần kinh... Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, uống chiết xuất hoa dâm bụt liên tiếp 21 ngày sẽ giúp giảm được khoảng 41 - 46% lượng đường huyết. Công dụng này của hoa dâm bụt là nhờ thành phần axit ferulic - một dạng polyphenol có thể kích thích tăng tiết insulin và tăng nhạy cảm với mô ngoại biên.

Làm lành vết thương

Sự xuất hiện của vết thương khiến cho cấu trúc mô và tế bào bị đứt gãy. Nếu quá trình chăm sóc vết thương không đúng cách sẽ rất lâu lành và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Uống chiết xuất từ hoa dâm bụt có thể kích thích tạo mô hạt, thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương.

Bảo vệ gan

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoa dâm bụt chứa hợp chất có thể giúp gan khỏe mạnh hơn. Đặc tính chống oxy hóa của hoa dâm bụt giúp cho gan được bảo vệ trước các loại độc tố, thậm chí có thể chống lại tế bào ung thư.

Bác sĩ Vũ lưu ý, dù hoa dâm bụt lành tính nhưng cũng có thể gây dị ứng nên cần cẩn thận khi uống. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Vũ lưu ý, dù hoa dâm bụt lành tính nhưng cũng có thể gây dị ứng nên cần cẩn thận khi uống. Ảnh minh họa.

Những lưu ý khi uống trà dâm bụt 

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị, dù hoa dâm bụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó cũng có thể gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm. Đặc biệt, sử dụng với hàm lượng cao rất dễ khiến gan bị tổn thương. Vì vậy, trước khi quyết định dùng dược liệu này chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn để được hướng dẫn liều dùng, cách dùng phù hợp.

Ngoài ra, trước khi dùng hoa dâm bụt để chữa bệnh cần rửa sạch sau đó ngâm hoa trong nước muối loãng khoảng 30 phút để loại bỏ bớt tạp chất.

Bác sĩ Vũ cũng khuyến cáo, tuy hoa dâm bụt có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng những nghiên cứu cho thấy công dụng này chỉ đang được thực hiện trong phòng thí nghiệm, chủ yếu ở phạm vi nhỏ và thường tiến hành trên động vật. Vì vậy, việc dùng hoa dâm bụt trên phương diện dược liệu vẫn cần có sự chỉ dẫn từ thầy thuốc có chuyên môn để tránh những nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Loại quả tế bào ung thư rất sợ, có thể chín 2 lần, thấy điểm này thì mua về ăn, không lo nhiễm hóa chất
Các nghiên cứu chỉ ra, khả năng chống oxy hóa của thanh long không đặc biệt cao nhưng được cho là tốt nhất trong việc bảo vệ một số axit béo khỏi tác...

Các loại rau củ giàu dinh dưỡng

Theo DIỆU THUẦN Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây thuốc nam