Cây chùm ngây là vị thuốc dân gian nổi tiếng, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Để có thể sử dụng loại dược liệu này đúng cách, bạn hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Cây chùm ngây còn gọi là cây gì?
Cây chùm ngây hay còn được gọi là cây ba đậu dại, cây dùi trống, cây cải ngựa,... Đây là loại cây mọc hoang dã trong tự nhiên, có tên khoa học là Moringa oleifera, thuộc họ Chùm ngây. Loại cây này vốn có nguồn gốc từ các quốc gia khu vực Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan.
Người dân trồng nhiều cây chùm ngây để thu hoạch nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh và là nguồn thực phẩm quý giá cho bà bầu, trẻ sơ sinh. Chính vì lẽ đó, loại cây này có giá trị kinh tế cao, được khuyến khích trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Cây chùm ngây vốn có lịch sử hơn 4000 năm kể từ lần đầu được biết đến. Những nền văn minh cổ xưa như Hy Lạp, Ấn Độ đã sử dụng loại cây này để làm rau ăn hàng ngày, hỗ trợ chống lại nạn đói và mất mùa. Đó là bởi vì cây có khả năng cho ra nhiều lá hơn khi vào mùa khô, trong khi nhiều loại cây khác lại bị rụng lá và không cho ra thứ gì để ăn.
Ngày nay, cây chùm ngây được trồng rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Người dân ở nước ta chủ yếu trồng loại cây này để làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của cây chùm ngây
Sau đây là một số đặc điểm của cây chùm ngây mà bạn nên biết:
1. Về thân cây
Cây chùm ngây là cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 4-5m. Một số cây được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp có thể cao đến trên 10m. Thân cây trơn bóng, không xù xì, không có gai. Cây mọc khá nhanh, chỉ sau 3 năm là sẽ có thể đạt đến chiều cao của cây trưởng thành.
2. Về lá cây
Lá cây chùm ngây có dạng lá kép, có chiều dài khoảng 4-6cm. Lá có màu xanh đậm, hình trứng, cuống ngắn. Lá có thể mọc quanh năm, bất chấp khí hậu có khắc nghiệt đến đâu.
3. Về hoa
Hoa của cây chùm ngây thường nở vào đầu mùa Xuân. Hoa có màu trắng, mọc thành chùm ở phần nách lá. Hoa có mùi thơm nhẹ, khi hoa tàn sẽ tạo thành quả. Quả của cây có dạng thuôn dài, mọc treo trên cây, dài từ 2-4cm, bề ngang 2cm, có 3 cạnh. Quả được dùng để chiết xuất lấy tinh dầu, phục vụ trong một số ngành công nghiệp.
4. Về rễ
Rễ cây chùm ngây nằm sâu dưới mặt đất. Cây có bộ rễ phình to tạo thành dạng củ, thường được thu hoạch để ngâm rượu hoặc bào chế thành một số loại thuốc chữa bệnh.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây chùm ngây
Cây chùm ngây là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao, không chỉ bởi nó có nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà còn bởi trong loại cây này chứa đựng cực kỳ nhiều các dưỡng chất tốt cho con người. Trong 100g cây chùm ngây sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 268 kcal
- Carb: 8,28g
- Chất xơ: 2g
- Lipid: 1,4g
- Protein: 9,4g
- Canxi: 185mg
- Magie: 147mg
- Sắt: 28mg
- Photpho: 112mg
- Mangan: 1063mg
- Kali: 337mg
- Natri: 9mg
- Vitamin A: 378mcg
- Vitamin B1: 0,257mg
- Vitamin B2: 0,66mg
- Vitamin B6: 1,2mg
- Vitamin C: 51,7mg
Ngoài ra, trong cây chùm ngây còn chứa một số hoạt chất sinh học có lợi với cơ thể, bao gồm 7 loại vitamin, 18 loại amino acid, 6 loại khoáng chất, các hợp chất phenol, 46 loại chất chống oxy hóa... Đặc biệt, loại cây này còn chứa đựng nhóm hợp chất quý hiếm như kaempferol, quercetin, zeatin, alpha-sitosterol và caffeoylquinic acid.
Cây chùm ngây còn chứa đựng nhiều dưỡng chất hơn cả các loại trái cây phổ biến hiện nay. Trong đó thì lượng vitamin C của cây cao hơn quả cam 7 lần, vitamin A cao hơn cà rốt đến 4 lần, lượng canxi cao gấp 4 lần có trong sữa, hàm lượng chất sắt cao gấp 3 lần rau chân vịt, lượng đạm nhiều gấp đôi so với sữa chua và hoạt chất potassium cao gấp 3 lần có trong quả chuối.
Cây chùm ngây có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Chính nhờ vào thành phần dinh dưỡng vô cùng dồi dào mà cây chùm ngây mang đến vô vàn lợi ích đối với sức khỏe của con người. Bạn có thể tham khảo những tác dụng của loại cây này ngay sau đây:
1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong lá của cây chùm ngây rất giàu hoạt chất isothiocyanates. Đây là chất có khả năng giúp làm giảm bớt lượng đường trong máu, cũng như giảm đáng kể lượng protein dư thừa trong nước tiểu. Nhờ đó mà người bệnh tiểu đường có thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa biến chứng về bệnh.
2. Phòng ngừa các bệnh về gan
Hàm lượng silymarin có trong lá chùm ngây có khả năng làm gia tăng chức năng men gan, bảo vệ các tế bào gan khỏi bị tổn thương. Từ đó bạn sẽ có được lá gan khỏe mạnh hơn, phòng ngừa đáng kể các bệnh về gan.
3. Kháng khuẩn, chống viêm cao
Cây chùm ngây chứa đựng đến 7 loại vitamin cùng với hơn 46 loại chất chống oxy hóa. Do đó mà nó có thể giúp chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, ngăn ngừa sự viêm nhiễm, chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể.
4. Ổn định hệ tiêu hóa
Cây chùm ngây rất giàu chất xơ và các amino acid tốt cho sức khỏe. Do đó nó có thể giúp ổn định hệ đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Cây chùm ngây có hàm lượng các chất chống oxy hóa vô cùng dồi dào. Vậy nên nó có thể giúp làm giảm bớt lượng Cholesterol xấu trong máu cũng như ngăn nguy cơ xơ vữa động mạch. Từ đó bạn sẽ có được trái tim khỏe mạnh hơn.
6. Ổn định huyết áp
Cây chùm ngây chứa lượng kali vô cùng cao. Do đó nó sẽ giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp và các bệnh lý liên quan.
7. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Với 6 loại khoáng chất thiết yếu, bao gồm cả canxi và sắt. Cây chùm ngây sẽ giúp gia tăng đáng kể sức khỏe xương khớp của bạn, phòng ngừa được nguy cơ thoái hóa xương khớp và một số bệnh về xương khớp có thể mắc phải.
8. Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer ở người già
Khi sử dụng cây chùm ngây hàng ngày đúng cách, nó có thể giúp cơ thể sản sinh ra dopamine, serotonin và norepinephrine. Đây đều là những hoạt chất giúp não bộ có thể thư giãn, giảm căng thẳng, bảo vệ tế bào não khỏi nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung, hoặc thậm chí là nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người già.
9. Ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận
Một số hoạt chất trong cây chùm ngây được cho là có khả năng làm giảm đi nồng độ gốc oxalat trong nước tiểu. Nhờ đó sẽ giúp giảm đi nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.
10. Giúp sáng mắt, bảo vệ sức khỏe đôi mắt
Hàm lượng vitamin A, beta carotene dồi dào trong cây chùm ngây sẽ giúp bạn có được đôi mắt khỏe mạnh, phòng ngừa được các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mỏi mắt, mờ mắt,...
11. Bổ máu
Hàm lượng sắt có trong cây chùm ngây còn cao hơn cả trong thịt, với 100g chứa đến 28mg sắt. Từ đó giúp bạn không bị chứng thiếu máu do thiếu sắt, làm gia tăng lượng hồng cầu trong máu.
12. Giúp lợi sữa
Cây chùm ngây có chứa các vitamin hữu ích, giàu acid folic rất tốt cho phụ nữ mới sinh nở, kích thích cơ thể sản sinh nhiều sữa cho con bú.
13. Cải thiện làn da và mái tóc
Chiết xuất từ hạt của cây chùm ngây chứa đựng hoạt chất cytokinin có khả năng giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa một số bệnh về da. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào còn giúp mái tóc thêm chắc khỏe và suôn mượt hơn.
14. Ngăn ngừa ung thư
Cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa cao tốt cho cơ thể. Đặc biệt, chiết xuất từ lá cây còn có chứa hoạt chất niazimicin có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như tiêu diệt các gốc tự do có hại.
Những công dụng khác của cây chùm ngây
Bên cạnh những tác dụng quan trọng đối với sức khỏe, cây chùm ngây còn có một số công dụng hữu ích đối với đời sống, có thể kể đến như sau:
1. Làm thực phẩm ăn hàng ngày
Đa số các bộ phận của cây chùm ngây như lá, hoa, hạt, quả,... đều có thể được sử dụng để làm các món ăn hàng ngày. Đó là lý do các nước trên thế giới ưu tiên người dân trồng loại cây này để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, khi mà nó có thể chịu hạn, trồng được ở những nơi khô cằn, ít nước.
2. Làm trà thảo mộc
Lá của cây chùm ngây khi đem phơi khô có thể dùng để làm trà thảo mộc uống hàng ngày, tương tự như các loại thảo dược khác mà bạn vẫn hay sử dụng. Thậm chí trà từ loại cây này còn bổ dưỡng hơn nhiều loại trà thảo mộc khác.
3. Làm dầu ăn
Chiết xuất từ hạt của cây chùm ngây có thể tạo ra được một loại dầu rất bổ dưỡng. Loại dầu này được đánh giá là sánh ngang với dầu oliu, được dùng trong việc nấu nướng, ẩm thực nói chung.
4. Phục vụ cho sản xuất
Cây chùm ngây là loại cây có sự phát triển rất nhanh, chúng có thể sinh sống được ở những nơi điều kiện khí hậu khô nóng nhiều ngày. Do đó người ta thường trồng loại cây này để làm cây bóng mát, che chắn cho những nơi có khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng.
Ngoài ra, cây cũng có khả năng giúp cải tạo chất lượng của đất, làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn cho gia súc vô cùng tiện lợi. Một số quốc gia còn khai thác gỗ của cây chùm ngây do nó mềm, nhẹ, có thể chế tạo ra các loại giấy, phẩm màu,...
3 Cách sử dụng cây chùm ngây đạt hiệu quả cao
Để có thể giúp tăng cường sức khỏe khi sử dụng cây chùm ngây, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng sau đây:
1. Sử dụng chùm ngây dạng bột
Cây chùm ngây dạng bột chủ yếu được bào chế từ bộ phận lá của cây, được áp dụng công nghệ sấy lạnh công nghiệp nhằm giúp bột vẫn giữ được màu xanh lục của lá đẹp mắt, mà vẫn đảm bảo còn đủ các dưỡng chất bên trong.
Tuy nhiên, mỗi ngày bạn không nên sử dụng quá 15g bột từ loại cây này, vì nó chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, có thể khiến bạn bị thừa chất. Khuyến nghị tốt nhất là nên sử dụng từ 6-10g bột mỗi ngày đối với người khỏe mạnh.
2. Sử dụng cây chùm ngây phơi khô
Cây chùm ngây tươi khi mới hái về, bạn hãy đem phơi khô dưới nắng trong nhiều ngày. Kết quả là bạn sẽ có được cây khô dùng để pha trà hoặc bào chế thành các loại thuốc bổ uống hàng ngày. Cách bào chế cũng giống như với các loại thuốc dân gian thông thường khác mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng.
3. Sử dụng lá chùm ngây tươi
Lá chùm ngây tươi hoàn toàn có thể được sử dụng để chế biến thành món rau trong các bữa ăn hàng ngày của bạn. Rau từ loại cây này thậm chí không cần nêm thêm gia vị vì nó có vị ngọt thanh tự nhiên, có thể sử dụng được ngay khi vừa chế biến xong.
Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây
- Không nên sử dụng cây chùm ngây đối với phụ nữ đang mang thai. Bởi vì trong loại cây này có chứa lượng nhỏ chất alpha-sitosterol có thể khiến làm trơn cơ tử cung, dễ khiến tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
- Sử dụng chiết xuất từ lá và hạt của cây chùm ngây sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhất. Hạn chế sử dụng rễ của cây vì nó có chứa độc tố gây rối loạn hệ thần kinh và sức khỏe nói chung.
- Nên sử dụng cây chùm ngây ngay sau khi chế biến trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Nếu để lâu hơn rồi mới sử dụng có thể làm mất đi các hoạt chất có lợi có trong loại thảo dược bổ dưỡng này.
- Hạn chế sử dụng cây chùm ngây vào buổi tối, bởi nó giàu vitamin C và canxi, có thể khiến tăng hưng phấn, làm bạn khó ngủ, tăng nguy cơ lắng đọng canxi trong thận.
- Nếu bạn định chế biến món rau từ lá chùm ngây, chỉ nên nấu chín tới chứ đừng làm chín kỹ. Bởi nó sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị bay hơi hết trong quá trình nấu nướng.