Chân bỗng nhiên đau nhói, ngứa ngáy, người đàn ông chỉ kịp nói một câu rồi nhập viện

Ngày 23/07/2018 01:08 AM (GMT+7)

Sau khi cảm thấy ngứa ngáy ở chân, người đàn ông bắt đầu bị chóng mặt, mờ mắt, khó thở,... phải nhờ bạn đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Tối ngày 16/5, ông Liao ở Đông Quan (Trung Quốc) đi câu cá cùng với bạn bè. Khi đi đến bãi cỏ, đột nhiên ông thấy đau nhói rồi bắt đầu ngứa ngáy ở chân nên vội bước ra phía đường chính để kiểm tra thì thấy có hàng chục con kiến nhỏ màu đỏ đang bám lên chân.

Ông vội vàng lấy tay phủi hết chúng ra khỏi chân. Tuy nhiên sau đó, ông Liao bỗng thấy toàn thân đổ mồ hôi, mắt trở nên nặng nề, tay sưng lên và vài phút sau thì khó thở.

Chân bỗng nhiên đau nhói, ngứa ngáy, người đàn ông chỉ kịp nói một câu rồi nhập viện - 1

Ông Liao liền nhanh chóng tới chỗ mấy người bạn nhờ đưa tới bệnh viện. “Tôi không mở được mắt, mọi thứ xung quanh rất mờ, tôi cũng không nghe thấy gì, tôi không thể điều khiển được cơ thể”, đó là câu nói cuối cùng của ông Liao trước khi ngất lịm đi.

Sau khi nhập viện và tiến hành sơ cứu, khám tổng quát, ông Liao được chẩn đoán bị sốc phản vệ, nổi mề đay cấp tính và có dấu hiệu nhiễm độc do kiến cắn.

Chân bỗng nhiên đau nhói, ngứa ngáy, người đàn ông chỉ kịp nói một câu rồi nhập viện - 2

Đây không phải trường hợp đầu tiên nhập viện do kiến cắn, tháng 5/2017, khoa cấp cứu tại bệnh viện ở Phật Sơn cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng mặt mẩn đỏ, mắt mờ, cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn nhiều vùng do bị kiến cắn.

Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sốc dị ứng do kiến lửa đỏ cắn nên đã nhanh chóng tiến hành cứu chữa và bệnh nhân đã an toàn.

Kiến lửa cắn nguy hiểm cỡ nào?

Kiến lửa đỏ hay kiến lửa rất hung dữ. Khi tổ của chúng bị phá, chúng sẽ chạy đi nhưng có lúc sẽ tấn công và cắn con người. Sau khi bị kiến lửa cắn, sẽ có các triệu chứng ngứa ngáy ở vết đốt, rát da, đau, nổi mẩn đỏ hoặc mụn mủ. Một số người có thể bị sốc phản vệ nghiêm trọng với các dấu hiệu chóng mặt, khó thở, co giật, hôn mê,…

Nguyên nhân khiến cho kiển lửa có thể gây nguy hiểm là do trong nọc độc của chúng có một phần hoặc là hỗn hợp của các độc tố kích thích. Chất cấu tạo chính là axit fomic có thể gây kích ứng trên da, sưng tấy đỏ, mưng mủ trắng.

Chân bỗng nhiên đau nhói, ngứa ngáy, người đàn ông chỉ kịp nói một câu rồi nhập viện - 3

Ở Việt Nam, cũng có rất nhiêu kiến lửa. Tuy vết đốt của chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng rất khó chịu. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc, phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.

Cách xử lý khi bị kiến cắn

- Rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng để loại bỏ bụi bẩn ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể.

- Chườm gạc mát lên da nơi bị tổn thương giúp giảm sưng ngứa, làm tê vùng da bị đốt.

- Có thể dùng tinh dầu Oliu nguyên chất, chú ý nguyên chất xoa đều lên vùng da bị đốt. Sau 5 – 7 phút sẽ có tác dụng làm xẹp vùng da bị kiến cắn, đốt.

Chân bỗng nhiên đau nhói, ngứa ngáy, người đàn ông chỉ kịp nói một câu rồi nhập viện - 4

Chú ý:

Không làm vỡ vết phồng rộp vì dễ gây ra tổn thương, nhiễm trùng da. Nếu chẳng may chúng bị vỡ thì cần rửa vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như rỉ mủ thì bạn nên đến cơ sở y tế nhanh chóng.

Trong trường hợp vết phồng rộp chuyển màu, sưng tấy lên và gây đau đớn thì bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Nọc độc của kiến ba khoang mạnh gấp 10 lần nọc rắn hổ
Ngày 9-11, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có khuyến cáo về cách nhận dạng cũng như cách phòng chống, xử lý khi bị kiến ba khoang đốt.
Hoàng Dương (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe ngày nóng