Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/09/2020 06:00 AM (GMT+7)

Hoa đậu biếc được nhiều chị em ưa dùng để tạo màu thực phẩm nhưng có hai bộ phận của cây đậu biếc tuyệt đối không nên sử dụng để chế biến hay kết hợp cùng thực phẩm.

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 1

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 2

Thời gian gần đây, giới trẻ và các bà nội trợ đặc biệt săn tìm loại hoa có tên là đậu biếc để làm thạch, trà... Nó được chiết xuất nhằm tạo màu cho các món ăn thêm bắt mắt, ngon miệng hơn. Những người làm bếp coi hoa đậu biếc như một loại gia vị tạo màu tự nhiên.

Theo chia sẻ của các chị em nội trợ, đậu biếc dùng để lên màu thực phẩm không quá khó, đặc biệt đây lại là loại hoa có nguồn gốc tự nhiên nên không lo chất bảo quản và rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng đậu biếc cũng có những chống chỉ định cho một số đối tượng, bởi khi dùng có thể gây nên phản ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là ngộ độc nếu dùng một số bộ phận của loại cây này.

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 3
Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 4
Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 5
Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 6

Những món ăn ngon được tạo màu từ hoa đậu biếc như trân châu, bánh dẻo, xôi,...

Bác sĩ Hoàng Thanh Hiền - Khoa Y học Cổ truyền (Bệnh viện Quận 11, TP HCM) cho biết, một số người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người đang dùng một số loại thuốc cần cẩn trọng khi dùng hoa đậu biếc.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng đậu biếc vì hạt của hoa có chứa chất anthocyanin, chất này làm co bóp tử cung rất ảnh hưởng tới thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận khi dùng loại hoa này, nếu muốn dùng, cần để ý xem trong hoa còn dính hạt hay không.

- Đối với trẻ em: Cơ thể trẻ em còn non yếu, trong hạt giống hoa đậu biếc có nhiều hợp chất mà trẻ em không kịp hấp thụ được dễ gây ra tác dụng phụ. Trẻ ăn phải hạt đậu biếc dễ gây bệnh tả, buồn nôn.

Do đó, tuyệt đối không để trẻ con nghịch, hoặc ăn nhầm hạt của loại hoa này. Đặc biệt là những bông hoa tươi, hạt chưa rơi ra hết, nên để xa tầm tay trẻ em.

- Đối với người lớn: Đối với những người chuẩn bị làm phẫu thuật, người đang dùng thuốc chống đông máu cũng nên hạn chế sử dụng hoa đậu biếc. Vì khi sử dụng dược liệu hoa đậu biếc sai cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, dễ gặp các triệu chứng buồn nôn thường xuyên. Liều lượng dùng tốt nhất không vượt quá 200 bông/người/ngày. Thường thì một tách trà dùng 4 bông.

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 7

Cũng liên quan đến vấn đền này, thạc sĩ Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội) cho biết bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các acid amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có thể lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.

Đã có những ghi nhận các ca ngộ độc ăn hạt đậu biếc. Bởi hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây độc khi nhai nuốt phải. “Ngộ độc xảy ra ở trẻ em khi ăn phải nhiều hạt. Tác dụng kích thích niêm mạc tiêu hóa gây nôn mửa, tiêu chảy nặng. Nhà có trẻ nhỏ, trồng cây đậu biếc phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc”, Ths Bình cảnh báo.

Dù rễ và hạt cây đậu biếc có chứa độc nhưng tại một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng giải nhiệt. Ví dụ ở Indonesia, nó được dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Tại Philippine, người ta nghiền hạt pha thành thuốc gây xổ có hiệu quả nhanh, lá dùng đắp chữa mụn mủ ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cây trị nọc rắn cắn.

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 8

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 9

Bác sĩ Hoàng Thanh Hiền cho biết trong những công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã phân tích được từ hoa đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.

Thực phẩm làm từ hoa đậu biếc không những trông đẹp mắt mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Màu xanh biếc của hoa đậu biếc lại dễ dàng tan trong nước với thời gian rất ngắn, chỉ khoảng vài phút. Trà hoa đậu biếc sẽ giúp cải thiện sức khỏe bằng cách ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.

Làm đẹp, chống lão hóa: Hoạt chất trong hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.

Hơn nữa, anthocyanin có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giữ vóc dáng được thon thả, tránh béo phì. Vì vậy, không lạ gì việc các thiếu nữ ở Thái Lan truyền tụng cách làm đẹp bằng cách uống trà hoa đậu biếc thường xuyên.

Chị em dùng hoa đậu biếc tạo màu món ăn phải tránh 2 bộ phận này kẻo gây ngộ độc - 10

Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư: Khả năng chống oxy hóa cao nên giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, hoạt chất trong hoa đậu biếc có công năng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào, tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị. Mặt khác, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.

Tốt cho tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu, giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp.

Sự thật về thần dược đậu biếc chữa được cả ung thư, chị em dùng trong cả nấu nướng
Theo các chuyên gia về y học cổ truyền, hoa đậu biếc chưa có trong danh sách các loại cây dược liệu điều trị bệnh ở Việt Nam, thí nghiệm duy nhất về...
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia vị tốt cho sức khỏe