Chuyên gia nói về nguy cơ biến đổi gen, ung thư, vô sinh và vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ

Ngày 30/10/2021 09:20 AM (GMT+7)

TPO - Chiều 29/10 PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, theo các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, những phản ứng như viêm cơ tim, viêm màng tim sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (khoảng từ 4 - 6, thậm chí gấp 10 lần trẻ gái), nhưng phản ứng này rất hiếm gặp.

Chiều 29/10 PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, theo các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, những phản ứng như viêm cơ tim, viêm màng tim sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (khoảng từ 4 - 6, thậm chí gấp 10 lần trẻ gái), nhưng phản ứng này rất hiếm gặp.

Bà Hồng thông tin, tại các quốc gia đã triển khai tiêm chủng cho trẻ, các phản ứng ghi nhận được tương tự như khi tiêm chủng cho người lớn, gồm: đau đầu, đau khớp, đau cơ, sau tiêm mũi 2 số lượng phản ứng ghi nhận được nhiều hơn.

Chuyên gia này lưu ý, trẻ sau khi tiêm được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng. Trong 3 ngày đầu sau tiêm các trẻ phải có gia đình, bố mẹ, người giám hộ luôn bên cạnh trẻ để hỗ trợ, theo dõi tình hình sức khoẻ của trẻ. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.

Đặc biệt, ít nhất trong 3 ngày sau tiêm, cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao để tránh gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn. Thực tế tại một số quốc gia đã triển khai tiêm vắc xin cho trẻ trước Việt Nam đã ghi nhận phản ứng sau tiêm dù rất hiếm gặp như viêm cơ tim, viêm màng tim…

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cũng nhấn mạnh phản ứng viêm cơ tim sau tiêm vắc xin COVID-19 ở trẻ rất hiếm gặp và hiện TS Điển chưa đọc thấy có dữ liệu liên quan đến tử vong.

Bà Hồng cho hay, dù tỷ lệ gặp phản ứng này rất thấp nhưng ngành y tế vẫn phải chuẩn bị trước tiêm chủng, để cán bộ y tế hiểu và nhận biết thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim nhằm phát hiện sớm.

"Những dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sớm nhất như bé mệt, nhịp tim nhanh, chứ không đợi đến huyết áp thấp thì đã muộn", PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Về việc nhiều phụ huynh lo ngại liệu có "phản ứng phụ lâu dài" nào (như ảnh hưởng tới gen, ung thư, vô sinh...) sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ, PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định: "Đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan đến 2 vắc xin này với những nguy cơ trên đây". Theo bà, Việt Nam sử dụng là vắc xin có thành phẩm mNRA của 2 nhà sản xuất Pfizer và Moderna. Thành phần mNRA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen và ảnh hưởng về lâu dài như bệnh ung thư, rối loạn vô sinh như có bậc phụ huynh lo lắng.

An toàn cho trẻ là yêu cầu hàng đầu

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. Cha mẹ, người giám hộ cần ký Phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng.

Bộ Y tế khẳng định, yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em là đảm bảo an toàn tiêm chủng. Các tiêu chuẩn khám sàng lọc được xây dựng cô đọng, cập nhật các tiêu chuẩn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em của quốc tế, với yêu cầu đảm bảo an toàn là hàng đầu, trên cơ sở mở rộng chỉ định tiêm chủng tối đa, tạo cơ hội thuận tiện nhất cho mọi trẻ em Việt Nam đều được tiếp cận với vắc xin phòng COVID-19.

Điểm nổi bật trong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em là huy động sự song hành của hệ thống bệnh viện và hệ thống dự phòng, đảm bảo mỗi trẻ được tiêm vắc xin được quản lý, theo dõi trong điều kiện an toàn nhất. Những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện được tình trạng sức khỏe bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Trẻ em tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 liệu có phản ứng phụ mạnh hơn hay ảnh hưởng tới não, sinh sản?
Liều lượng vắc xin ngừa COVID-19 tiêm cho trẻ em có khác biệt gì so với người lớn, liệu vắc xin này có ảnh hưởng lâu dài tới quá trình phát triển của trẻ... là băn khoăn của nhiều phụ huynh khi biết thông tin Bộ Y tế dự kiến cuối năm nay sẽ tiêm ngừa cho

Vắc xin COVID-19

Theo Hà Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin COVID-19