Cô bé Tiểu Hồng, 12 tuổi bị đau bụng phải nhập viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có lượng chất lỏng lạ ở tử cung, hóa ra đó chính là kinh nguyệt không thể thoát ra được đã bị tắc nghẽn lại.
Tuy nhiên, vài tháng trước, trong phòng khám của bác sĩ Vương Lượng, trưởng Khoa Phụ khoa của Bệnh viện nhân dân thứ 2, thuộc Đại học y Chiết Giang, đã tiếp nhận một cô bé bị tắc đường âm đạo bẩm sinh.
Tiểu Hồng thường xuyên đau bụng, đi khám ở bệnh viện địa phương không có kết quả
Tiểu Hồng 12 tuổi, chỉ vài tháng trở lại đây, cô bé thường xuyên bị đau bụng, khi đến bệnh viện địa phương kiểm tra, không tìm thấy nguyên nhân. Do đó mẹ đã đưa Tiểu Hồng đến gặp bác sĩ Vương Lượng.
Sau kết quả kiểm tra hình ảnh, bác sĩ Vương Lượng đã rất ngạc nhiên phát hiện, nội tử cung của Tiểu Hồng có lượng lớn chất lỏng, đã hình thành mội khối u nang khổng lồ. Sau khi tiến hành chụp MRI vùng chậu và các xét nghiệm khác, hóa ra cô bé bị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh, chất lỏng trong tử cung chính là kinh nguyệt, không có cách nào bài tiết ra ngoài.
Bác sĩ Vương Lượng chẩn đoán Tiểu Hồng bị tắc nghẽn âm đạo.
Kết quả của cuộc kiểm tra này đã gây áp lực rất lớn đối với Tiểu Hồng và người thân trong gia đình. Họ lo lắng sau này Tiểu Hồng sẽ bị phân biệt đối xử và hôn nhân trong tương lai cũng bị ảnh hưởng. Bác sĩ Vương Lượng cho biết, Tiểu Hồng mặc dù bị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh, nhưng cô bé vẫn có tử cung bình thường, hoàn toàn có thể thông qua phẫu thuật để tìm chở về là con gái “chính hiệu”.
Trong ca phẫu thuật, bác sĩ Vương Lượng đã làm thông âm đạo bị tắc của Tiểu Hồng, trích ra khoảng 800ml chất lỏng, đây chính là máu kinh nguyệt đã lưu lại trong cơ thể của Tiểu Hồng trong vài tháng nay. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến cô bé bị đau bụng.
Sau ca phẫu thuật, mỗi ngày nhân viên y tế dùng khuôn để làm giãn âm đạo, đồng thời cho Tiểu Hồng uống thêm thuốc. Bác sĩ Vương Lượng cho biết, sau vài tháng điều trị, cô bé Tiểu Hồng có thể sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.
Tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh là gì?
Tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh là dị tật bộ phận sinh dục của bé gái, tần suất bệnh khoảng 1/4.500. Các bất thường hay gặp nhất là màng trinh không thủng (50%), âm đạo có vách ngăn (10%), không có âm đạo (20%), dị dạng tử cung âm đạo đôi (15%). Chỉ khoảng 5% trong số họ có tử cung bình thường, trường hợp của Tiểu Hồng là thuộc loại hiếm gặp này.
Những dị tật này sẽ gây cản trở bài tiết dịch và máu kinh ở vùng âm đạo, lứa tuổi có dấu hiệu nhận biết bệnh rõ rệt nhất là trẻ sơ sinh hoặc dậy thì.
Hình ảnh âm đạo bình thường và âm đạo bị tắc
Do còn bị ảnh hưởng bởi các hormone từ mẹ, cổ tử cung của trẻ gái sơ sinh tăng tiết dịch, dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo, ngoài ra còn có các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu (sốt, nước tiểu đục...). Còn ở trẻ dậy thì, biểu hiện là đau bụng tháng nhưng không có kinh, máu kinh tích lũy dần trong tử cung, âm đạo, khi tắc nghẽn quá nhiều sẽ gây bí tiểu hoặc hình thành khối u nề ở bộ phận sinh dục, vùng hạ vị...
Hầu hết các dị dạng này đều có thể phát hiện bằng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan. Ngoài ra, chụp X-quang hệ tiết niệu đường tĩnh mạch, và MRI sẽ được áp dụng trong những ca khó xác định.
Tuy nhiên, do kiến thức về bệnh này chưa được phổ biến rộng rãi, nhiều bác sĩ chỉ thăm khám dựa trên các biểu hiện bên ngoài nên có thể dẫn đến những chẩn đoán không chính xác, việc điều trị có thể sai lầm.
Tất cả những trường hợp dị tật bẩm sinh đều có thể phẫu thuật và càng điều trị sớm càng giúp các bé gái bảo tồn khả năng sinh sản về sau. Nếu xử trí chậm trong các tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như bí tiểu, máu kinh đầy trong lòng tử cung tràn ra âm đạo và hai buồng trứng, gây ứ máu ở tai vòi trứng và chảy vào ổ bụng gây viêm nhiễm, về lâu dài gây biến chứng vô sinh.
Nếu trẻ qua 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra kịp thời
Trong trường hợp màng trinh không thủng (màng trinh thông thường sẽ có lỗ để dịch và máu kinh bài tiết ra ngoài), chỉ cần xẻ mở màng trinh. Đối với vách ngăn âm đạo, cách phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và độ dày mỏng của vách ngăn, nhưng thường là cắt vách ngăn và khâu với niêm mạc âm đạo qua tầng sinh môn. Cách điều trị cho những ca không có âm đạo là tạo hình âm đạo. Trong trường hợp đoạn âm đạo bị mất dài 6 - 7 cm, không đủ mô âm đạo để khâu nối, các bác sĩ sẽ sử dụng vạt da đùi hoặc một đoạn ruột để làm âm đạo mới, tạo ra đường dẫn. Những bệnh nhi này vẫn có khả năng sinh sản về sau.
Vì trẻ sơ sinh không cần thiết phải kiểm tra sự phát triển âm đạo sau khi sinh, do đó không ít bệnh nhân bị bỏ qua. Bác sĩ Vương Lượng cũng nhắc nhở cha mẹ nên kiểm tra tình trạng phát triển của trẻ, một khi trẻ qua 16 tuổi không có kinh nguyệt, cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên nghiệp để kiểm tra kịp thời.