Tủ lạnh có tác dụng rất tốt trong việc bảo quản thực phẩm, tuy nhiên nếu tủ lạnh bị hỏng, các thực phẩm sau khi lấy ra cần tránh cho trẻ ăn nhiều, bởi những thực phẩm này rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Cô bé Tiểu Lâm 6 tuổi, trước đó bị sốt cao không hạ, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng kéo dài trong nhiều ngày. Sau khi đến bệnh viện, cô bé được làm xét nghiệm máu khẩn cấp và chụp cắt lớp vi tính. Bác sĩ phát hiện các tế bào bạch cầu và chỉ số viêm cấp tính tương đối cao, nước tiểu có màu xanh, bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn. Báo cáo nuôi cấy vi khuẩn được xác nhận là viêm ruột do nhiễm khuẩn Salmonella. Sau khi tìm hiểu được biết, đứa trẻ đã ăn thực phẩm đã bị nhiễm bệnh lấy từ trong tủ lạnh dẫn đến nôn ói, tiêu chảy.
Nước tiểu của cô bé Tiểu Lâm chuyển sang màu xanh.
Bác sĩ Trần Chấn Nam, bác sĩ khoa Nhi thuộc Bệnh viện Trường An cho biết, vì tủ lạnh trong nhà bị hỏng nên không có điện. Đế giải quyết phần thực phẩm trong tủ lạnh, nên người lớn đã cho trẻ ăn thoải mái. Mọi người không biết rằng salmonella phát triển rất tốt vào mùa hè và chúng thường xuất hiện trong thực phẩm. Sức đề kháng của trẻ tương đối kém, khi ăn những loại thức ăn này rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây khí chịu ở đường ruột. May mắn thay, cô bé Tiểu Lâm chỉ bị ruột bị viêm nhẹ và không có hiện tượng viêm ruột thừa. Hiện tại, bác sĩ đã tiêm thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch, sau 3 đến 4 ngày điều trị đứa trẻ đã được xuất viện.
Bác sĩ Trần Chấn Nam nói, bình thường nước tiểu có màu vàng và rất trong. Chỉ cần nước tiểu vượt quá màu sắc và hình thức như vậy, đều có thể là lời cảnh báo từ cơ thể. Nước tiểu màu xanh lá cây có thể có nghĩa là thực phẩm có chứa thuốc nhuộm, đặc biệt là thuốc nhuộm thực phẩm có màu sắc rực rỡ, hoặc sử dụng các loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc dạ dày, thuốc chống lo âu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn. Phải mất 3 đến 5 ngày để nuôi cấy vi khuẩn mới biết kết quả. Do vậy, nếu thấy nước tiểu có màu xanh lá cây, việc đầu tiên nghi ngờ xem có phải bị nhiễm vi khuẩn salmonella hay không.
Bác sĩ Trần Chân Nam
Theo bác sĩ Trần Chân Nam, Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể. Nó phổ biến trong các sản phẩm trứng, sản phẩm thịt và các sản phẩm từ sữa. Khoảng 90% những người sau khi ăn phải salmonella, sẽ xuất hiện tình trạng viêm dạ dày ruột cấp tính, các triệu chứng bao gồm nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, phát sốt...
Đa số mọi người sau khi nghỉ ngơi có thể dần dần hồi phục, nhưng đối với trẻ nhỏ hoặc người già hoặc những người bị bệnh nặng đang điều trị hóa trị, vì sức đề kháng yếu, khi nghiêm trọng sẽ xuất hiện bệnh vi khuẩn máu, nhiễm trùng huyết, dẫn đến suy đa tạng và có thể mất mạng, do đó mọi người không thể bất cẩn.
Những phương pháp có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn salmonella như:
Nấu chín thức ăn: Trước khi ăn, bạn cần nấu chín đồ ăn, hãy đảm bảo rằng bạn đã đun nóng đến nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc thịt chưa nấu chín.
Vệ sinh: Bạn hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn nên rửa trái cây, rau dưới vòi nước chảy. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.
Các loại thực phẩm trong tủ lạnh nên tách riêng sống, chín để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Tách riêng giữa thực phẩm ăn sống và nấu chín trong tủ lạnh: Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, bạn hãy để thịt sống và trái cây xa các thực phẩm khác.
Nếu trẻ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,… thì người lớn cần kịp thời đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán, tránh nguy cơ viêm ruột salmonella.