Cô gái bị viêm nhiễm "vùng kín" mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra

Ngày 09/01/2020 19:00 PM (GMT+7)

Bác sĩ cảnh báo, đừng bỏ qua tín hiệu phát ra từ cơ thể, nó có thể là tiền thân của những căn bệnh nghiêm trọng. Trường hợp của cô gái 20 tuổi ở Đài Bắc bị HIV/AIDS là một ví dụ.

Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt là giáo sư của Đại học Y Cao Hùng, đồng thời là bác sĩ Sản phụ khoa của Bệnh viện Bác Nhân Đài Bắc cho biết, có một cô gái 20 tuổi bị viêm nhiễm vùng kín. Điều bác sĩ ngạc nhiên là cô gái nói cô rất thuộc các quy tắc chăm sóc vùng riêng tư, thường xuyên mặc đồ lót thoáng khí, không thức khuya, vận động nhiều hơn, thậm chí còn uống cả vitamin, nhưng tất cả đều không khiến tình trạng viêm nhiễm "vùng kín" suy giảm.

Cô gái bị viêm nhiễm amp;#34;vùng kínamp;#34; mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra - 1

Cô gái đã dùng tất cả các phương pháp nhưng tình trạng viêm nhiễm vùng kín vẫn tái phát. (Ảnh minh họa)

Cô gái cho biết, qua kiểm tra cô không bị tiểu đường, cũng uống men vi sinh để ngăn ngừa nhiễm nấm, nhưng tất cả đều vô dụng. Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt cảm thấy có điều không ổn, nhưng trước mắt cũng chỉ kê đơn cho cô gái uống và nhắc nhở: “Thuốc tôi kê không giống với thuốc bạn uống trước đây, nhất định phải uống đúng giờ, đúng liều lượng”.

Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt nói, không ngờ sau một thời gian cô gái lại đến tái khám do vùng riêng tư nhiễm nấm, đồng thời khi cô nói chuyện, bác sĩ đột nhiên phát hiện trên miệng của cô xuất hiện “những thứ màu trắng”, xem xét tỉ mỉ tình trạng giống như tưa miệng ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, bệnh tưa miệng chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, rất hiếm khi phát triển ở người trưởng thành, hơn nữa phần thân dưới lại không ngừng nhiễm nấm, bác sĩ suy nghĩ bệnh tình của cô gái không đơn giản, kiến nghị cô nên xét nghiệm HIV/AIDS.

Cô gái bị viêm nhiễm amp;#34;vùng kínamp;#34; mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra - 2

Khi nói chuyện với bệnh nhân bác sĩ Trịnh phát hiện có những tưa trắng trong miệng cô gái

Không ngờ rằng kết quả kiểm tra thực sự là "người mang mầm bệnh AIDS", khiến cả bác sĩ lẫn người bệnh sốc ngay tại chỗ. Do đó, bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt kiến nghị mọi người không nên bỏ qua bất kỳ vấn đề nhỏ nào xuất hiện trên cơ thể, cần phải đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Bệnh HIV/AIDS là gì?

HIV (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người) là loại vi-rút gây bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). HIV tấn công hệ miễn dịch, phá hủy tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Xét nghiệm là cách duy nhất để nhận biết HIV. Bạn có thể tìm hiểu một số triệu chứng để phát hiện mình có bị nhiễm HIV hay không.

Phát hiện triệu chứng sớm

1. Nhận biết dấu hiệu mệt mỏi cấp tính không có nguyên nhân rõ ràng. 

2. Lưu ý hiện tượng sốt hoặc đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. 

 3. Quan sát các tuyến bị sưng ở cổ, nách, hoặc bẹn.

 4. Lưu ý trường hợp buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 

 5. Chú ý tình trạng loét miệng và bộ phận sinh dục. 

Cô gái bị viêm nhiễm amp;#34;vùng kínamp;#34; mãi không khỏi cho tới khi mở miệng, bác sĩ liền hiểu ra - 3

Những tưa trắng trong miệng là dấu hiệu của bệnh AIDS mà cô gái 20 tuổi mắc phải.

 Nhận biết triệu chứng nặng

1. Ho khan: chứng này xuất hiện ở những giai đoạn cuối của HIV, đôi khi là nhiều năm sau khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể và âm ỉ bên trong. Nếu tình trạng ho khan không thuyên giảm sau khi dùng thuốc chữa dị ứng hoặc ống hít, đây có thể là triệu chứng của HIV.

2. Những điểm bất thường (màu đỏ, nâu, hồng, hoặc tím) trên da: Những người nhiễm HIV giai đoạn cuối thường bị phát ban da, đặc biệt ở mặt và thân mình. Phát ban có thể xuất hiện trong miệng và mũi. Đây là dấu hiệu HIV đang chuyển hóa thành AIDS.

3. Viêm phổi: Bệnh thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch kém vì những lý do khác. Bệnh nhân mắc HIV giai đoạn cuối thường dễ bị viêm phổi do vi trùng thường không gây nên phản ứng nghiêm trọng như vậy.

4. Tình trạng nhiễm nấm, đặc biệt ở miện: Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường bị nhiễm nấm trong miệng gọi là bệnh tưa miệng. Bệnh làm xuất hiện vết đốm trắng hoặc những vết dị thường khác trên lưỡi và trong miệng. Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang gặp vấn đề trong việc chống lại viêm nhiễm.

5. Nấm mốc ở móng tay: Bệnh nhân HIV giai đoạn cuối thường gặp tình trạng móng bị vàng hoặc nâu, nứt hay sứt mẻ. Móng trở nên dễ bị nhiễm nấm mà trong điều kiện bình thường cơ thể có khả năng chống lại.

6.Giảm cân: Trong giai đoạn đầu của HIV, nguyên nhân có thể là do tiêu chảy nặng; trong giai đoạn cuối, hiện tượng có tên gọi "thải ra" và là phản ứng mạnh của cơ thể đối với sự hiện diện của HIV trong hệ thống.

7. Hiện tượng mất trí nhớ, trầm cảm hoặc bệnh thần kinh khác: HIV tác động đến chức năng nhận thức của não ở giai đoạn cuối. Những triệu chứng này thường nghiêm trọng và cần được xem xét.

Vợ mắc bệnh tình dục nghĩ chồng cặp bồ nhưng hóa ra nguyên nhân từ một thói quen
Một số bệnh tình dục không chỉ lây qua quan hệ tình dục mà còn có thể thông qua tiếp xúc cơ thể, tiếp xúc với đồ vật trung gian truyền bệnh.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác