Cô gái trẻ đi khám phụ khoa, bác sĩ vừa xem đã nín thở, bịt mũi vì thứ bị bỏ quên trong vùng nhạy cảm

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 01/09/2023 18:50 PM (GMT+7)

Khi đi vệ sinh hay tắm rửa, cô gái trẻ luôn cảm thấy có mùi khó chịu bốc ra từ “vùng kín” nên vội đi khám, thủ phạm phía trong khiến cả bệnh nhân và bác sĩ giật mình.

Thạc sĩ, bác sĩ Trương Quang Hải - Chuyên gia Nam khoa, sản khoa và vô sinh hiếm muộn (Hà Nội) cho biết, mới đây bác sĩ mới tiếp nhận một cô gái trẻ đến khám phụ khoa vì cảm thấy vùng kín nặng mùi. Khai thác tiền sử, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân để quên cốc nguyệt san trong âm đạo, tuy nhiên cô gái trẻ khẳng định bản thân đã hết kinh từ khá lâu nên không thể có chuyện đó.

Khi khám, tôi phải nín thở vì phía trong bốc ra mùi vô cùng khó chịu. Đúng như suy đoán ban đầu, cô gái đã để quên cốc nguyệt san trong âm đạo nhưng không nhớ ra”, bác sĩ Hải cho hay.

Thời điểm lấy cốc ra khỏi âm đạo, mùi hôi thối như cóc chết bốc lên nồng nặc giữa cả một không gian rộng, phía trong máu kinh cùng với dịch âm đạo đọng ở cốc khiến bác sĩ cũng “rất khó tả về màu sắc” khi nhìn thấy. Cô gái trẻ sau đó đã được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp vệ sinh, chăm sóc vùng kín trong và sau khi có kinh để tránh gặp tình trạng tương tự.

Việc để quên cốc nguyệt san trong âm đạo rất dễ xảy ra biến chứng, gây hại cho vùng kín. Ảnh minh họa.

Việc để quên cốc nguyệt san trong âm đạo rất dễ xảy ra biến chứng, gây hại cho vùng kín. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Hải cho rằng, bản chất cốc nguyệt san không xấu, nó hỗ trợ cho chị em rất nhiều trong những ngày đèn đỏ, vì không phải chịu cảm giác khó chịu, bí bách như khi dùng băng vệ sinh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chị em cần thay cốc 4-6 tiếng/lần, tuyệt đối không để quên cốc trong âm đạo vì nguy cơ viêm nhiễm, gây biến chứng rất cao.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Nguyễn Thị Hiền (Hà Nội) cho biết, bác sĩ thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân quên cốc nguyệt san nhưng không hề hay biết. Theo bác sĩ Hiền, đa số trường hợp quên cốc trong âm đạo xảy ra vào những ngày cuối của chu kỳ, khi lượng máu kinh ra ít nên chị em không để ý để thay và lấy ra.

"Việc quên cốc nguyệt san trong âm đạo tưởng đơn giản nhưng dễ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, như gây kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu mỗi khi di chuyển, liên tục muốn đi vệ sinh... Ngoài ra để quên vật này trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, bởi lượng máu kinh còn trong cốc kèm theo dịch tiết đọng lại sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bốc mùi", bác sĩ Hiền cảnh báo.

Việc chăm sóc âm đạo đúng cách trong ngày đèn đỏ sẽ giảm được tình trạng viêm nhiễm. Ảnh minh họa.

Việc chăm sóc âm đạo đúng cách trong ngày đèn đỏ sẽ giảm được tình trạng viêm nhiễm. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Hiền tư vấn cách vệ sinh vùng kín trong ngày đèn đỏ như sau:

- Cách 4 - 5 giờ thay băng vệ sinh/lần để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

- Rửa bằng nước sạch (tốt nhất là nước ấm) để giúp cho vùng kín được thư giãn, giảm cảm giác tức nhẹ vào những ngày này. Đây cũng là cách tránh cơ thể bị lạnh đột ngột, giảm đau bụng hành kinh. Ngoài ra, việc dùng nước ấm vệ sinh vùng kín còn góp phần ổn định độ pH ở vùng kín, tránh những tác động xấu trong kỳ “đèn đỏ”.

- Hạn chế vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh vì nó chứa lượng axit và các hoạt chất tẩy rửa nên dễ làm cho môi trường bên trong bị thay đổi.

- Thao tác rửa đúng cách gồm: Rửa từ trước ra sau và chỉ rửa bên ngoài bộ phận sinh dục (âm hộ). Sau khi lau cần dùng khăn khô thấm sạch.

- Hạn chế ngâm lâu trong bồn tắm để không tạo thêm cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào.

- Chỉ rửa bên ngoài âm đạo, tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong.

- Chọn quần lót có chất liệu thoáng mát, rộng rãi.

Phụ nữ ăn gì để vùng nhạy cảm thơm tho, sạch sẽ? Loại thứ 5 đơn giản và rẻ tới không ngờ
“Vùng kín” của mỗi chị em đều có một mùi rất đặc biệt. Mùi này thường phụ thuộc vào độ pH hoặc mức độ axit của âm đạo. 

Sức khỏe phụ nữ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm âm đạo