Cô gái trẻ phải đi chữa "bệnh" coi thường đàn ông, biết nguyên nhân ai cũng giận người mẹ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/05/2024 14:00 PM (GMT+7)

Ly hôn là lựa chọn cuối cùng khi vợ chồng không thể sống được với nhau, thế nhưng người thiệt thòi nhất chính là những đứa con. Đặc biệt, sau ly hôn, nếu không có cách giáo dục, tư vấn hợp lý trẻ dễ bị lệch lạc, thậm chí là mắc bệnh.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Lan Hương

Chuyên gia trị liệu tâm lý, tư vấn tâm lý học đường; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Nữ sinh suy nghĩ lệch lạc khi bố mẹ ly hôn

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung - Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện E) cho biết, gần đây tiếp nhận một nữ bệnh nhân tên Nhật An (20 tuổi, ở Hà Nội) đến khám do bị stress và có hành vi tự làm hại bản thân. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do An bị áp lực học tập, cùng với đó là những suy nghĩ lệch lạc do ảnh hưởng từ cách giáo dục của mẹ.

Do bố mẹ ly hôn nên An sống với mẹ từ nhỏ. Mẹ An luôn động viên con học thật giỏi, phải mạnh mẽ và tự lập, đặc biệt không dựa dẫm vào đàn ông vì họ xấu xa, không đáng tin. Chính điều này đã tạo nên áp lực lớn với cô gái đang tuổi ăn, tuổi lớn.

An đặt mục tiêu phải đi du học nên học ngày, học đêm. Cô luôn cố gắng để đạt tới sự hoàn hảo. Khi kết quả không được như mong muốn, An tự gây áp lực cho mình, từ đó dẫn tới stress, tự làm đau cơ thể để giải tỏa.

Ngoài ra, do ảnh hưởng từ mẹ, An nhìn đàn ông như “kẻ thù”, không chơi với các bạn khác giới. An dần chỉ thích  chơi, tâm sự và yêu những bạn cùng giới. Cô cho rằng, mình mạnh mẽ có thể bảo vệ, che chở được cho những bạn gái yếu đuối.

Tác động từ việc giáo dục sẽ khiến trẻ dễ lệch lạc giới tính. Ảnh minh họa.

Tác động từ việc giáo dục sẽ khiến trẻ dễ lệch lạc giới tính. Ảnh minh họa. 

Khi phát hiện ra điều này, mẹ An đã phản đối khiến cô suy sụp tâm lý, stress nặng nề. Cộng với những áp lực học tập, An ngày càng làm đau cơ thể mình nhiều hơn, đến mức phải đi khám tâm thần.

Bác sĩ Nguyễn Viết Chung cho biết, với bệnh nhân này, ngoài cho dùng thuốc, các bác sĩ còn hỗ trợ điều trị về tâm lý. Sau một thời gian, nữ sinh đã cởi mở hơn với nam giới và bắt đầu tiếp xúc dần dần nhưng vẫn có khoảng cách. Bác sĩ Chung cho rằng, để thay đổi được hoàn toàn suy nghĩ, nhận thức của nữ bệnh nhân này về đàn ông không hề đơn giản, cần rất nhiều thời gian vì cách giáo dục, định hướng của mẹ cô về nam giới đã hằn sâu trong tâm trí của nữ sinh này.

Bố mẹ ly hôn cần ứng xử với con thế nào cho đúng

Chuyên gia trị liệu tâm lý Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em cho biết, câu chuyện của nữ sinh trên rất phổ biến ở những trẻ có bố mẹ ly hôn. Để con gặp phải vấn đề như vậy, lỗi lớn nhất chính là bố mẹ.

Bà Hương cho rằng, ly hôn là điều không ai mong muốn và đứa trẻ luôn là người thiệt thòi nhất. Nhưng khi hai vợ chồng không còn tình cảm, cũng không thể ép buộc họ sống chung với nhau, vì nó càng khiến cả hai áp lực, tổn thương thêm.

Với các cặp vợ chồng có con chung, khi ly hôn cần chuẩn bị cho con về mặt tâm lý phù hợp với lứa tuổi, để con sẵn sàng chấp nhận việc bố mẹ chia tay. Nếu con đã lớn, bố mẹ cần chia sẻ thẳng thắn để con có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Với các bạn nhỏ, cha mẹ nên sử dụng các câu chuyện ví dụ, để giúp con hình dung ra những cảm xúc hay hoàn cảnh mà bố mẹ đang trải qua. Điều này sẽ giúp cho con thấu hiểu hơn sự chia tay của bố mẹ.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Lan Hương cho rằng, nếu phải ly hôn, bố mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho con trước, để con không bị sốc, hụt hẫng.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Lan Hương cho rằng, nếu phải ly hôn, bố mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho con trước, để con không bị sốc, hụt hẫng.

Đặc biệt, bố mẹ dù không còn sống với nhau, nhưng hãy luôn truyền tải thông điệp với con rằng: "Dù cha mẹ có sống ở 2 nhà khác nhau thì vẫn yêu thương và chăm sóc cho con”. Và hãy đặt những câu hỏi như: “Khi bố mẹ sống cách xa nhau sẽ không còn cãi cọ, vẫn yêu thương con thì con cảm thấy thế nào?". Cách thức nói chuyện đó sẽ giúp trẻ hiểu được bố mẹ và đỡ bị tổn thương tâm lý nhất.

Khi việc ly hôn đã giải quyết xong, bà Hương khuyên rằng, đừng đẩy các con xa cách bố hoặc mẹ, để tránh các con hận thù bố mẹ hoặc sống buông thả do tâm lý mất mát.

Bà Hương cho biết từng tư vấn cho nhiều trường hợp, sau khi ly hôn mẹ quay sang trách cứ bố khiến con thù hận chính bố mình, đẩy con xa cách với bố, hận đàn ông. Đây là một sai lầm, khiến con lệch lạc suy nghĩ, thậm chí là cả hành vi.

Chuyên gia khuyến cáo rằng, sau khi ly hôn, hãy để các con qua lại, thậm chí là gần gũi với bố/mẹ, không nên ngăn cấm. Vì nếu đứa trẻ là con trai, ở độ tuổi vị thành niên sẽ rất cần người bố ở bên cạnh để dạy con sự mạnh mẽ. Nếu mẹ buộc con xa cách bố mình sẽ khiến trẻ sẽ phát triển không thực sự tốt.

Còn nếu là con gái, các cháu rất cần một bờ vai vững chắc và mạnh mẽ của bố để dựa vào và bảo vệ. Bởi dù người mẹ có mạnh mẽ đến đâu cũng vẫn là phụ nữ, không thể làm thay hết được những vai trò, chức năng của nam giới.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Cô gái trẻ phải đi chữa amp;#34;bệnhamp;#34; coi thường đàn ông, biết nguyên nhân ai cũng giận người mẹ - 3

Cặp vợ chồng đi chữa trục trặc chuyện ấy thành công nhưng cuối cùng lại ly hôn vì bí mật này
Mỗi lần “yêu”, người vợ đều cảm thấy đau và la hét khiến chồng dần không còn hứng thú và bắt đầu tìm sự bù đắp ở bên ngoài. Khi chuyện ngoại tình vỡ...

Quan hệ tình dục

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyên gia tâm lý Phan Thị Lan Hương