Có nên đưa con gái đi khám tâm thần khi bé mê xem Tiktok rồi bắt chước nhảy múa, "nói đạo lý"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/07/2023 16:00 PM (GMT+7)

Trẻ tiếp cận và xem mạng xã hội quá nhiều liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe? Bố mẹ cần ứng xử như thế nào thì tốt cho con nhất? Vấn đề này sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Long - Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tư vấn.

Hoàng Thị Ngân (Hà Nội) (hoangngan***@gmail.com)

Con gái tôi 6 tuổi. Từ hơn một năm nay, cháu thường xuyên xem Tiktok, trung bình khoảng 5 tiếng/ngày. Tôi thấy con thường xem những bài hát, điệu nhảy trên đó, rồi cả các video “nói đạo lý”. Gần đây, cháu hay bắt chước cách ăn mặc và nói theo các câu hot trend trên mạng xã hội khiến tôi rất lo lắng, nhất là khi năm học mới sắp bắt đầu.

Với trường hợp của con tôi, liệu có cách nào can thiệp và có cần đưa cháu đi khám không thưa bác sĩ?

img alt src/upload/3-2023/images/2023-07-25/toc-1690257092-563-width600height360.jpg stylewidth: 600px; height: 360px; /
Ths.BS Nguyễn Thành Long

Chào anh, với trường hợp bé gái nhà mình, tốt nhất nên đưa đi khám để các bác sĩ đánh giá toàn diện nhất, từ đó sẽ có những tư vấn cụ thể về vấn đề trẻ gặp phải.

Thực tế cho thấy, các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển và liên tục đổi mới cả về nội dung và hình thức, không chỉ Facebook, Tiktok...

Đáng nói, tuổi tiếp cận các nền tảng này ngày càng trẻ hóa. Trước đây, Yahoo, hay kể cả Facebook khi mới xuất hiện thì độ tuổi người dùng khá cao, chủ yếu là những người trưởng thành hoặc ở đang học THPT trở lên.

Tuy nhiên, khi các nền tảng xã hội càng nở rộ thì đối tượng tiếp cận ngày càng trẻ, ví dụ như với Tiktok, rất nhiều trẻ, thậm chí là dưới 5 tuổi đã xem và dành nhiều thời gian cho ứng dụng này. Đây rõ ràng là một yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến tâm lý, dễ kích thích gây nghiện với trẻ.

Có nên đưa con gái đi khám tâm thần khi bé mê xem Tiktok rồi bắt chước nhảy múa, amp;#34;nói đạo lýamp;#34; - 2

Trẻ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, kèm theo những hành độ bắt chước về ngôn ngữ, hành vi thì cần cho đi khám sớm. 

Chúng ta phải thừa nhận rằng, để cấm đoán trẻ là rất khó, vì thế vai trò của phụ huynh là rất quan trọng trong việc quản lý, kiểm soát giúp trẻ không bị ảnh hưởng, hay nói cách khác là không bị nghiện mạng xã hội. Cụ thể:

- Phụ huynh cần quản lý thời gian trẻ sử dụng mạng xã hội, không cho trẻ chơi quá 2 tiếng/ngày vào cuối tuần, và không quá 1 tiếng/ngày vào những ngày đi học.

- Quản lý nội dung trẻ chơi hoặc xem sao cho phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, nói không với những nội dung bạo lực, kích dục hay khiêu dâm...

- Dành thời gian chơi với con nhiều hơn, tạo sân chơi hoặc các hoạt động bổ ích, lành mạnh để con có hứng thú hơn trong các hoạt động.

Khi trẻ xem mạng xã hội, nếu thời gian vượt qua quá 4 tiếng, kèm theo các biểu hiện như kết quả học tập đi xuống, có biểu hiện mất ngủ, bắt chước về ngôn ngữ, hành vi từ những trò xấu, độc hại trên mạng... thì cần đi khám để sớm được can thiệp kịp thời.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Nam sinh sửng cồ đánh mẹ vì bị tịch thu máy tính, bác sĩ cảnh báo mỗi ngày đừng làm việc này quá 4 tiếng
Chơi game quá nhiều, nam sinh bị mẹ thu máy tính, sau đó chàng trai đã có những hành động bất thường như mắng chửi mẹ, đánh lại mẹ, cuối cùng phải...

Sức khỏe tâm thần

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em