Công dụng và cách sử dụng sữa ong chúa để cải thiện sức khỏe và nhan sắc

MINH THÙY - Ngày 04/07/2021 16:10 PM (GMT+7)

Sữa ong chúa là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách sử dụng sữa ong chúa sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn lại dễ gây hại sức khỏe.

Sữa ong chúa là chất màu trắng kem, có hàm lượng dinh dưỡng cao mà ong thợ tạo ra để nuôi ấu trùng ong chúa và ong chúa. 

Sữa ong chúa rất bổ dưỡng và có thể có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm. Những đặc tính này giúp sữa ong chúa mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và hỗ trợ chữa lành vết thương. Mọi người thường sử dụng sữa ong chúa bằng cách uống hoặc bôi trực tiếp lên da.

Sữa ong chúa là chất màu trắng kem do ong thợ tạo ra để nuôi ấu trùng ong chúa và ong chúa.

Sữa ong chúa là chất màu trắng kem do ong thợ tạo ra để nuôi ấu trùng ong chúa và ong chúa. 

Giá trị dinh dưỡng

Các thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa bao gồm:

- Nước (50-60%)

- Protein (18%)

- Carbohydrate (15%)

- Lipid (3-6%)

- Muối khoáng (1,5%)

Sữa ong chúa bao gồm 9 glycoprotein được gọi chung là protein trong sữa ong chúa (MRJPs) và hai axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-Decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic 

Ngoài ra, có một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất trong sữa ong chúa, bao gồm một số loại vitamin B. Nó cũng chứa một số polyphenol, là một loại hóa chất có nguồn gốc thực vật rất giàu chất chống oxy hóa.

Tác dụng của sữa ong chua

Có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm

Sữa ong chúa được cho là có tác dụng giảm viêm và chống oxy hóa. Trong nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, các axit amin, axit béo và hợp chất phenolic được tìm thấy trong sữa ong chúa có thể có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

Giảm nguy cơ bệnh tim

Cả hai nghiên cứu trên động vật và con người đều chứng minh rằng sữa ong chúa có thể tác động tích cực đến mức cholesterol và do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim. Mặc dù vẫn chưa rõ chính xác tại sao sữa ong chúa có khả năng này nhưng có lẽ một số protein trong sữa ong chúa có thể giúp giảm cholesterol.

Vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của sữa ong chúa đối với sức khỏe tim mạch.

Hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da

Sữa ong chúa có tác dụng giúp làm lành vết thương, ngừa lão hóa da. (Ảnh minh họa)

Sữa ong chúa có tác dụng giúp làm lành vết thương, ngừa lão hóa da. (Ảnh minh họa)

Sữa ong chúa - cả dùng đường uống và bôi ngoài da - có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và các tình trạng viêm da khác. Nó được biết là có tác dụng kháng khuẩn, có thể giữ cho vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy sự gia tăng sản xuất collagen giúp phục hồi da ở những con chuột được sử dụng chiết xuất sữa ong chúa. 

Làm giảm huyết áp

Sữa ong chúa có thể bảo vệ tim và hệ tuần hoàn của bạn bằng cách giảm huyết áp. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng MRJPs trong sữa ong chúa làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch của bạn, do đó làm giảm huyết áp

Giảm bớt triệu chứng mãn kinh

Sữa ong chúa có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Một nghiên cứu năm 2011 đã kết hợp 4 thành phần tự nhiên, bao gồm cả sữa ong chúa để xem xét hiệu quả của chúng đối với các triệu chứng mãn kinh. Các nhà nghiên cứu đã cho 120 phụ nữ uống một viên nang chứa bốn thành phần này hoặc một viên giả dược hai lần một ngày trong 4 tuần.

Những phụ nữ ở cả hai nhóm đều ghi nhận giảm các triệu chứng mãn kinh, nhưng những người dùng viên nang có kết quả tốt hơn so với những người ở nhóm dùng giả dược

Hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh

Công dụng và cách sử dụng sữa ong chúa để cải thiện sức khỏe và nhan sắc - 3

Sữa ong chúa có thể tăng cường chức năng não.

Một nghiên cứu tiết lộ rằng những con chuột bị căng thẳng được điều trị bằng sữa ong chúa có mức độ hormone căng thẳng thấp hơn và hệ thống thần kinh trung ương mạnh mẽ hơn.

Một nghiên cứu khác cho thấy những con chuột được uống sữa ong chúa đã giảm các triệu chứng trầm cảm và dẫn đến việc cải thiện trí nhớ.

Có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Sữa ong chúa có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể giúp chống lại vi khuẩn và virus lạ. MRJPs và axit béo trong sữa ong chúa được biết là có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch.

Tuy nhiên, hầu hết các thí nghiệm trên đều được thực hiện trên động vật và trong ống nghiệm. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để xác nhận những tác dụng này.

Tác hại của sữa ong chúa

Mặc dù sữa ong chúa có thể an toàn với hầu hết mọi người, nhưng nó không phải là không có rủi ro. Một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sữa ong chúa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.  Vì là sản phẩm của ong nên những người bị dị ứng với ong đốt, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng môi trường khác nên thận trọng. Những người bị hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng khác có thể có nguy cơ cao bị dị ứng.

Cần phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây xảy ra sau khi uống sữa ong chúa:

- Ngứa ngáy không ngừng

- Thở khò khè hoặc các vấn đề về hô hấp khác

- Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng hoặc tiêu chảy

- Chóng mặt hoặc lú lẫn

- Buồn nôn

- Nôn mửa

Một số tác hại của sữa ong chúa như gây ra phản ứng dị ứng, có thể ẩn chứa thuốc trừ sâu. (Ảnh minh họa)

Một số tác hại của sữa ong chúa như gây ra phản ứng dị ứng, có thể ẩn chứa thuốc trừ sâu. (Ảnh minh họa)

Sữa ong chúa cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc huyết áp. Nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng sữa ong chúa để tránh những tương tác có hại.

Một số chất gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, cũng đã được tìm thấy trong sữa ong chúa và có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng.

Cách sử dụng sữa ong chúa

Sữa ong chúa có thể có nhiều dạng khác nhau. Có thể dùng sữa ong chúa dạng uống hoặc bôi trực tiếp lên da. 

Nếu bạn chọn sữa ong chúa, hãy sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Không sử dụng sản phẩm này nhiều hơn mức khuyến cáo trên nhãn.

Không sử dụng các dạng khác nhau (thuốc viên, chất lỏng, thuốc bổ, kem, v.v.) của sữa ong chúa cùng một lúc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Không uống sữa ong chúa được sản xuất để dùng cho da. Sữa ong chúa dạng bôi chỉ dùng ngoài da.

Mặc dù không có hướng dẫn chính thức về liều lượng sữa ong chúa nên sử dụng, những ai mới dùng sữa ong chúa nên thử nghiệm trước với một lượng nhỏ. Nếu xảy ra bất cứ phản ứng dị ứng nào, nên dừng lại ngay.

Một số gợi ý cách sử dụng sữa ong chúa:

- Thời điểm ăn sữa ong chúa: Dùng trước khi ăn sáng khoảng 20-30 phút sẽ giúp hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn hoặc trước khi bạn đi ngủ để giúp ngủ ngon hơn.

- Làm mặt nạ chăm sóc da: Trộn bột nghệ vàng với sữa ong chúa và mật ong theo tỷ lệ 3:1:1. Sau đó, thoa đều hỗn hợp lên khắp da mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn áp dụng cách này đều đặn 3 lần mỗi tuần để làm trắng da, hỗ trợ điều trị mụn.

Công dụng và cách sử dụng sữa ong chúa để cải thiện sức khỏe và nhan sắc - 5

- Ăn sữa ong chúa nguyên chất: Bạn có thể ngậm một chút sữa ong chúa trong miệng cho tan từ từ. Người lớn nên ăn 1-2 lần mỗi ngày và chỉ nên dùng khoảng một thìa cà phê mỗi lần. Trẻ em trên 15 tuổi mới được sử dụng sữa ong chúa.

- Pha với mật ong hoặc nước ép trái cây: Bạn có thể pha sữa ong chúa kvới mật ong hoặc nước ép trái cây để dễ sử dụng hơn. Mỗi lần chỉ dùng 1 thìa cà phê sữa ong chúa.

Nguồn tham khảo

12 Potential Health Benefits of Royal Jelly - Healthline - Xuất bản ngày 3/10/2018

What are the benefits of royal jelly? - Medical News Today - Xuất bản ngày 10/1/2019

Tác dụng của hoa tam thất mật ong
Hoa tam thất mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 dược liệu tốt cho sức khỏe là nụ hoa tam thất và mật ong. Tác dụng của hoa tam thất mật ong là gì...

Bài thuốc quanh ta

MINH THÙY
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe