Thói quen đi vệ sinh của Từ Hy Thái hậu khiến nhiều người rùng mình, sử dụng giấy vệ sinh có gây hại?

HÀ VŨ. - Ngày 29/08/2022 05:45 AM (GMT+7)

Đi vệ sinh là một điều tương đối riêng tư trong mắt mọi người nhưng riêng Từ Hi Thái hậu lại đem theo cả cung nữ bên cạnh. Không những thế vị Thái hậu này còn yêu cầu cung nữ ngậm nước trong miệng với mục đích vô cùng bất ngờ.

Từ Hy Thái hậu (1835 - 1908) là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là mẹ đẻ của hoàng đế Đồng Trị. Sau khi chồng qua đời, bà hoàng này thâu tóm quyền lực và có ảnh hưởng lớn đến vua Đồng Trị và hoàng đế tiếp theo là Quang Tự. Theo đó, Từ Hy Thái hậu "khuynh đảo" triều chính nhà Thanh trong suốt 47 năm. Không chỉ nắm trong tay quyền lực lớn, bà hoàng này còn có những thói quen sinh hoạt hàng ngày cực xa xỉ và cầu kỳ. Tuy nhiên, thói quen đi vệ sinh của bà được ghi ghép lại trong nhiều tài liệu lại khiến hậu thế phải rùng mình và lo lắng khi đọc được. 

Từ Hi Thái hậu nổi tiếng là người sống xa hoa nhất triều đại nhà Thanh (Ảnh minh họa)

Từ Hi Thái hậu nổi tiếng là người sống xa hoa nhất triều đại nhà Thanh (Ảnh minh họa)

“Thủ tục” đi vệ sinh phức tạp của Từ Hy Thái hậu

Từ Hy Thái Hậu nổi tiếng là người kén chọn, xa xỉ trong cách ăn mặc, lựa chọn thức ăn, nhà ở và phương tiện đi lại. Nhưng điều khiến các cung nữ, thái giám "sợ" nhất khi hầu hạ bà là thói quen đi vệ sinh khác thường. Từ Hy Thái hậu đặc biệt chú trọng đến việc này, ví dụ như chiếc bồn cầu bằng gỗ đàn hương đỏ mà bà sử dụng rất quý và có thể nói là vô giá. Vật dụng này làm từ vật liệu rất quý hiếm và đắt tiền, lại còn có thể khuếch tán mùi thơm, nên Từ Hy Thái hậu rất thích dùng. Đồng thời bồn cầu được chạm khắc hoa văn tinh xảo, còn được dát vàng, bạc và đá quý, thể hiện sự uy nghiêm và xa hoa của Từ Hy Thái hậu.

Ngoài ra, "thủ tục" mỗi lần đi vệ sinh của Từ Hy vô cùng rắc rối, phức tạp. Bà có riêng một bộ trang phục chỉ mặc cho mỗi dịp này. Các cung nữ sẽ giúp Từ Hy thay bộ trang phục này, sau đó, thái giám Lý Liên Anh sẽ dìu bà ngồi xuống chiếc bồn cầu. Tuy nhiên, đây không phải là điều khiến hậu thế phải cảm thấy kỳ lạ. Chi tiết khiến mọi người kinh ngạc chính là việc những cung nữ phải ngậm đầy nước trong miệng trong lúc chờ đợi thái hậu.

Chiếc thùng (bô) bằng gỗ đàn hương cao cấp của Từ Hy. (Ảnh: Baidu)

Chiếc thùng (bô) bằng gỗ đàn hương cao cấp của Từ Hy. (Ảnh: Baidu)

Thì ra, hành động ngậm nước trong miệng của các cung nữ là để sau đó họ sẽ dùng nó thấm vào giấy vệ sinh cho mềm và ấm hơn. Nguyên nhân là bởi giấy vệ sinh thời bấy giờ rất cứng và thô ráp khiến cho Từ Hy rất khó chịu, do đó, bà liền nghĩ ra cách kỳ quặc này. Sau khi được thấm nước, giấy vệ sinh sẽ được chuyển đến thái giám Lý Liên Anh để thái hậu dùng.

Cách đi vệ sinh này của Từ Hy Thái hậu khiến không ít người cảm thấy ghê rợn. Bởi vì trong khoang miệng của con người vốn đã có vô số vi khuẩn khác nhau. Hơn nữa, vào thời phong kiến, việc sử dụng kem đánh răng và bàn chải cũng không phổ biến. Việc vệ sinh răng miệng của con người thời đại ấy sẽ càng không được chỉn chu, lượng vi khuẩn trong miệng đương nhiên sẽ càng nhiều, rất dễ gây ra các loại bệnh về hậu môn - trực tràng.

Sử dụng giấy vệ sinh thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Việc ra đời của giấy vệ sinh được coi là một phát minh lỗi lạc của nhân loại. Trước đó, người La Mã cổ đại dùng một chiếc bàn chải có cán để làm vệ sinh cá nhân sau khi đi đại tiện. Chiếc bàn chải này sau đó được ngâm vào hũ nước muối để sử dụng tiếp. Người Viking chùi bằng khăn, trong khi người thổ dân châu Mỹ thì dùng các loại lá cây trong tầm với tay, hoặc dùng lõi ngô. Các vị vua Pháp thì dùng giẻ bằng vải lanh.

Giấy vệ sinh là một phát minh ý nghĩa của con người nhưng sử dụng không đúng cách cũng gây hại. (Ảnh minh họa)

Giấy vệ sinh là một phát minh ý nghĩa của con người nhưng sử dụng không đúng cách cũng gây hại. (Ảnh minh họa)

Người Trung Quốc đi tiên phong trong việc sử dụng giấy làm vệ sinh cá nhân. Nhưng chỉ có hoàng đế mới được phép dùng. Mãi tới sau này, khi kỹ thuật in phát triển, giấy mới được sử dụng rộng rãi cho việc vệ sinh cá nhân (giấy báo cũ, sách cũ...). Tới năm 1857, một người Mỹ nghĩ ra cách cắt giấy thành từng tờ vuông vắn và đóng thành gói và tới năm 1890 một xưởng giấy tại Mỹ bắt đầu sản xuất hàng loạt loại giấy vệ sinh này dạng cuộn.

Việc dùng giấy vệ sinh giúp cho việc làm sạch sau khi đi đại tiện trở nên dễ dàng và "lịch sự" hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thời nay, một số chuyên gia về sức khỏe lại cảnh báo rằng nhiều căn bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa có thể đe dọa cộng đồng vì thói quen dùng giấy vệ sinh.

Theo một bài báo đăng trên tạp chí khoa học Scientific American, cấu tạo hậu môn với nhiều nếp gấp không cho phép một tờ giấy làm sạch nó hoàn toàn, chưa kể một lượng phân nhỏ mang theo nhiều vi khuẩn, virus không thể nhìn thấy cũng bám ra bàn tay, mà việc rửa tay sau đó chưa chắc đã loại bỏ hoàn toàn.

Ngoài ra, người ta đã ghi nhận nhiều trường hợp tổn thương hậu môn - trực tràng bởi một số người vì muốn sạch sẽ đã tạo ra lực ma sát quá đà lên vùng niêm mạc mong manh ở khu vực này. Về lâu dài, đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các vết nứt, bệnh trĩ và nhiều rắc rối về hậu môn - trực tràng khác.

Theo một số bác sĩ, vòi xịt toilet là lựa chọn vừa an toàn cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường. Về mặt y khoa, nước sạch là một phương pháp tẩy rửa an toàn và triệt để, phù hợp với cấu trúc khá nhạy cảm của vùng hậu môn, giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh.

4 bí mật giúp Từ Hi Thái hậu lão hóa ngược, 70 tuổi vẫn trẻ khỏe như phụ nữ 30
Theo lịch sử ghi chép lại, Từ Hi Thái hậu rất thích làm đẹp, bà cũng giữ gìn nhan sắc vô cùng tốt, nên mặc dù khi tuổi đã cao nhưng dung mạo của Từ Hi...

Sống khỏe

HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe