Ngoài tác dụng chính là làm thức quà nhâm nhi khi khách đến nhà ngày Tết, các loại hạt như hương dương, hạt bí, hạt điều, hạt dẻ cười,… luôn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng.
Ngày nay, thay vì lựa chọn mứt Tết và các loại kẹo bánh ngọt khác, thì chị em thường tìm đến các quầy bán hạt sấy khô, vừa dễ ăn lại nhiều chất dinh dưỡng. Đa phần các loại hạt khô thường có các chất dinh dưỡng giống nhau, trong đó nổi bật có:
- Kali
- Chất béo không bão hòa: Giúp giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa hệ tim mạch
- Chất xơ: Kích thích hệ tiêu hóa
- Vitamin B1: Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, hỗ trợ điều trị tiểu đường, …
- Vitamin B6: Hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, chuyển hóa đạm, chất béo, carbohydrate, ..
- Vitamin E: Ngăn chặn tia UV, nuôi dưỡng làn da mịn màng, sáng mịn
- Cung cấp nhiều calo cho cơ thể
Tuy nhiên, những loại hạt này tuy ngon nhưng cũng ẩn chứa những nguy hại. Hãy lưu ý đến những trường hợp sau để tránh mang họa vào thân khi ăn các loại hạt khô ngày Tết.
1. Hạt hướng dương
- Rất dễ bị nấm mốc, mối mọt trong quá trình chế biến và bảo quản, đặc biêt là trong tiết trời ẩm của mùa xuân.
- Chứa hàm lượng chất béo cao, vậy nên không phù hợp đối với những người ăn kiêng, giảm cân.
- Ăn nhiều hạt hướng dương gây ảnh hưởng đến dây thanh âm, bởi cổ họng bị bám bụi dẫn đến khản giọng, mất tiếng.
- Ăn nhiều hạt hướng dương còn có khả năng làm rối loạn hoạt động của thận, phá hủy men răng và là nguyên nhân của hiện tượng ợ chua, ợ nóng.
- Hạt hướng dương chứa nhiều protein và các thành phần ức chế tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản bình thường của cả nam và nữ.
2. Hạt dẻ cười
- Hạt dẻ cười chứa ít chất xơ hơn so với các loại hạt khác, vậy nên ăn nhiều dễ sinh táo bón. Những người tiêu hóa kém không nên ăn hạt dẻ cười vì dễ tổn thương tỳ vị. Phụ nữ sau sinh, người mắc chứng kiết lị, sốt rét, bệnh cảm chưa khỏi cũng hạn chế ăn hạt dẻ cười vì lẽ này.
- Những bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit trong dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ bị xuất huyết dạ dày.
3. Hạt điều
- Hạt điều chứa nhiều kali, vậy nên những người bị suy thận không nên ăn nhiều điều vì có thể khiến thận làm việc quá sức.
- Không nên ăn hạt điều trước bữa cơm vì hạt điều dễ gây đầy bụng, chán ăn.
- Người bị mất giọng, khàn tiếng cũng không nên ăn hạt điều vì chất béo trong hạt điều sẽ kích thích niêm mạc họng nhiều hơn, làm cho tình trạng mất tiếng, khàn giọng nặng hơn.
Tóm lại, ngoại trừ những lưu ý cho mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, chị em cần lựa chọn các loại hạt ngon, chắc mẩy, không nấm mốc. Mắt thường đôi khi không thể nhìn thấy nấm mốc được, nhất là khi hạt đã được chế biến như rang, sấy khô. Khi chọn mua các loại hạt ăn Tết, nhất là các loại hạt chứa nhiều tinh dầu dễ gây nấm mốc, người mua cần lựa chọn thật kĩ, tránh rước họa vào thân.
Quan trọng hơn cả đó là vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay có không ít các cơ sở chế biến hạt “bẩn”, mang nhiều mầm mống nguy hại đến cho sức khỏe con người. Hãy là người tiêu dùng thông thái để có gia đình một Tết ấm áp và mạnh khỏe.