Điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao?

Ngày 21/09/2018 08:00 AM (GMT+7)

Để giảm thiểu khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản như tập thể dục, duy trì những tư thế tốt hay giữ cho cân nặng ổn định.

Tình trạng đau đớn do thoát vị đĩa đệm có thể biểu hiện khác nhau tùy người. Hãy đi khám nếu cơn đau (hoặc tê, ngứa) ảnh hưởng đến khả năng sử dụng cơ bắp của bạn.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống con người được hình thành từ một loạt các đốt sống xương xếp chồng lên nhau. Từ trên xuống dưới, cột sống bao gồm:

- 7 đốt sống cổ;

- 12 đốt sống ngực;

- 5 đốt sống thắt lưng;

- Xương cùng;

- Xương cụt.

Những đốt xương này được đệm bằng đĩa. Các đĩa bảo vệ xương bằng cách “hấp thụ” các cú sốc từ hoạt động thường ngày như đi bộ, xoay người, nâng vật nặng, ...

Mỗi đĩa đệm có 2 phần:

- Phần bên trong mềm;

- Phần bên ngoài cứng.

Những tổn thương có thể khiến phần bên trong của đĩa nhô ra ngoài, hay còn gọi là trượt đĩa, thoát vị đĩa đệm. Điều này sẽ gây ra đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao? - 1

Thậm chí, nếu đĩa đệm bị thoát vị chèn vào một trong các dây thần kinh cột sống, bệnh nhân có thể bị tê và đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng, đôi khi sẽ đòi hỏi phẫu thuật.

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm ở bất kì phần nào của cột sống, dọc từ cổ đến lưng dưới. Phần thắt lưng là một trong những khu vực dễ bị thoát vị đĩa hơn cả.

Cột sống là một mạng lưới thần kinh và mạch máu phức tạp, do đó, khi một đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí có thể sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và cơ xung quanh nó.

Các triệu chứng của đĩa đệm bị thoát vị thường gặp bao gồm:

- Đau và tê (thường ở một bên cơ thể);

- Cơn đau lan đến cánh tay hoặc chân;

- Đau đớn kéo dài, ngày càng trầm trọng, đặc biệt là khi cử động;

- Đau kể cả khi chỉ đi bộ một khoảng ngắn;

- Cơ bị suy yếu không rõ nguyên nhân;

- Cảm giác ngứa ran, đau hoặc rát ở vùng bị ảnh hưởng, ...

Tình trạng đau đớn có thể biểu hiện khác nhau tùy người. Hãy đi khám nếu cơn đau (hoặc tê, ngứa) ảnh hưởng đến khả năng sử dụng cơ bắp của bạn.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Một đĩa đệm bị thoát vị xảy ra khi vòng ngoài trở nên yếu hoặc bị rách, khiến phần bên trong trượt ra ngoài. Điều này có thể xảy ra theo thời gian, tức là người cao tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Một số vận động mạch cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Ví dụ như khi bạn đang nâng một vật nặng hay xoay người, áp lực đặt nặng lên lưng dưới dẫn đến tình trạng trên. Nếu bạn đang làm những công việc thể chất đòi hỏi nâng dỡ đồ đạc nặng, khả năng cao bạn sẽ mắc chứng bệnh này.

Các cá nhân thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vì những đĩa đệm của họ cần phải nâng đỡ trọng lượng dư thừa. Phần cơ bị yếu và ít khi vận động cũng góp phần tạo nên căn bệnh này ở người béo phì.

Khi già đi, đĩa đệm mất dần đi khả năng chứa nước để bảo vệ. Kết quả là chúng có thể trượt khỏi vị trí cũ dễ dàng hơn. Điều này phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao? - 2

Vậy tổng kết lại thì có 4 nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh thoát vị các đĩa đệm là:

- Do đĩa đệm bị yếu hoặc rách;

- Do vận động mạnh;

- Do thừa cân;

- Do tuổi tác.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm. Trong một thời gian dài không được chữa trị, nó có thể dẫn đến các dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viên.

Một vài trường hợp hiếm là đĩa bị thoát vị cắt đứt các xung thần kinh dẫn đến các dây thần kinh cauda equina ở lưng và chân dưới, khiến bạn mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Căn bệnh này có chữa được hay không, điều này phụ thuộc hoàn toàn ở bệnh nhân. Nếu người bệnh có thể xây dựng và áp dụng một chế độ sống lành mạnh, thậm chí đĩa đệm có thể tự lành lại theo thời gian.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán

Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện một bài kiểm tra vật lý. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng đau đớn và khó chịu ở cột sống, liên quan đến việc kiểm tra chức năng thần kinh và sức mạnh cơ bắp.

Tiền sử bệnh cũng vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ lưu ý các triệu chứng, các ảnh hưởng khiển bạn đau đớn (khi chạm vào, khi vận động, ...).

Xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xem được xương và cơ bắp khu vực cột sống, đồng thời xác định được khu vực bị tổn thương. Một số phương pháp xét nghiệm bằng hình ảnh là:

- Chụp X-quang;

- Chụp CT;

- Quét MRI;

Từ những thông tin trên, bác sĩ sẽ kết hợp lại để xác định nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở mỗi bệnh nhân.

Điều trị

Điều trị cần phải được thực hiện vô cùng thận trọng, chủ yếu là tránh các công việc gây đau đớn, kết hợp cùng luyện tập thể thao và sử dụng thuốc giảm đau.

Thuốc men

- Thuốc giảm đau không kê toa: Nếu bạn gặp những cơn đau nhẹ hoặc vừa, bạn có thể mua các loại thuốc không kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB, ...) hoặc naproxen (Aleve, ...).

- Thuốc chống co giật: Loại thuốc này ban đầu được thiết kế để kiểm soát co giật, sau cũng có tác dụng trong điều trị đau thần kinh, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.

- Thuốc giãn cơ: Có thể được kê đớn nếu bạn bị co thắt cơ, kèm theo tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt và an thần.

- Cortisone: Corticosteroids ức chế viêm có thể tiêm trực tiếp vào vùng xung quanh dây thần kinh cột sống hoặc uống để làm giảm sưng, viêm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao? - 3

Trị liệu

Nếu cơn đau không thuyên giảm trong một vài tuần, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp bạn có những bài tập với tư thế được thiết kế dành riêng cho bệnh thoát vị.

Phẫu thuật

Có nhiều loại phẫu thuật bao gồm:

- Loại bỏ phần thoát vị;

- Loại bỏ toàn bộ đĩa;

- Cấy đĩa nhân tạo.

Một số ít người mắc thoát vị ở đĩa đệm phải nhờ đến phẫu thuật. Những người được khuyên phẫu thuật khác là khi áp dụng đủ biện pháp nhưng bệnh không thuyên giảm sau 6 tuần, đặc biệt là khi bệnh nhân tiếp tục cảm giác:

- Tê hoặc yếu;

- Khó đứng hoặc đi bộ;

- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Những phương pháp khác

Một số phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế sẽ giúp giảm đau lưng kinh niên, ví dụ như:

- Nắn khớp xương;

- Châm cứu;

- Mát xa;

- Yoga.

Ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm

Để giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh này, bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản sau:

- Tập thể dục: Giúp tăng cường các cơ, ổn định và hỗ trợ cột sống.

- Duy trì những tư thế tốt: Những tư thế có thể làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm là giữ lưng thẳng (nhất là khi ngồi lâu), tác động lực lên chân (không phải lưng) khi nâng vật nặng, ...

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực lên cột sống và đĩa, khiến chúng dễ bị thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Nhiều loại thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là:

- Lá lốt: Có khả năng chống viêm, giảm đau;

- Thịt bò: Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng;

- Hạt sen: Giảm đau xương khớp, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn;

- Quả sung: Chuyên chữa các bệnh xương khớp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao? - 4

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung các thực phẩm dựa theo thành phần dinh dưỡng như:

- Canxi: Hải sản, đậu nành, sữa tươi, các loại rau xanh đậm, ...

- Omega-3: Cá ngừ, cá hồi, các loại hạt, ...

- Vitamin D: Trứng, ngũ cốc, tôm, hàu, ...

- Vitamin C: Xoài, cà chua, kiwi, chanh dây, dâu tây, ...

- Vitamin E: Khoai lang, súp lơ, olive, bơ, ...

Nguy hiểm việc thai phụ nhầm thoát vị đĩa đệm với đau lưng
Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh khá nhiều người gặp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Điều đáng ngại, không ít người...
Hoàng Lan (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thoát vị đĩa đệm