Vào những ngày trời nắng nóng khi trong phòng nhiệt độ quá cao, việc đổ mồ hôi vào ban đêm là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên khi trời mát mẻ, sau khi thức dậy phát hiện trên ga trải giường dính nhiều mồ hôi thì cần phải cẩn thận, cảnh báo cơ thể đang
Các mẹ có con nhỏ thường lo lắng khi thấy trẻ hay đổ mồ hôi khi ngủ đêm. Thật ra, trẻ nhiều mồ hôi khi mới ngủ là rất bình thường khi hệ thống điều chỉnh giấc ngủ chưa hoàn thiện. Trẻ lớn dần, hiện tượng này cũng hết. Nhưng nếu người lớn đêm tới lại mồ hôi đầm đìa thì sao?
Tại sao cơ thể đổ mồ hôi khi ngủ?
Các bác sĩ thường nghe bệnh nhân phàn nàn về chứng đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm. Nếu nhiệt độ phòng ngủ nóng hoặc bạn mặc quá nhiều quần áo khi ngủ, cơ thể đồ mồ hôi là điều bình thường. Nhưng đổ mồ hôi ban đêm làm ướt quần áo và ga trải giường mà không liên quan đến môi trường quá nóng thì cần lưu ý.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đổ mồ hôi ban đêm. Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ phải có thông tin chi tiết về tiền sử bệnh và yêu cầu xét nghiệm để quyết định tình trạng bệnh lý nào gây ra đổ mồ hôi ban đêm. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ đêm.
Thời kỳ mãn kinh: Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến phụ nữ đổ mồ hôi ban đêm.
Chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát: Đây là tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi một cách mãn tính mà không có bất kỳ nguyên nhân y tế nào có thể xác định được.
Nhiễm trùng: Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm. Nhiễm trùng do vi khuẩn chẳng hạn như viêm nội tâm mạc (viêm van tim), viêm tủy xương (viêm trong xương) và áp xe cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Đổ mồ hôi ban đêm cũng là một triệu chứng của nhiễm HIV.
Ung thư: Đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư. Loại ung thư phổ biến nhất liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm là ung thư hạch. Tuy nhiên, những người bị ung thư khi được chẩn đoán thường có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sụt cân không rõ nguyên nhân và sốt.
Dùng thuốc: Dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến đổ mồ hôi ban đêm. Kết quả cho thấy từ 8% đến 22% những người dùng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi đêm. Các loại thuốc tâm thần khác cũng có liên quan đến chứng này. Các loại thuốc dùng để hạ sốt, chẳng hạn như aspirin và acetaminophen, đôi khi có thể dẫn đến đổ mồ hôi.
Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Những người đang sử dụng insulin hoặc thuốc tiểu đường có thể bị hạ đường huyết vào ban đêm kèm theo đổ mồ hôi.
Rối loạn nội tiết tố: Đổ mồ hôi hoặc cơ thể đỏ bừng có thể xảy ra khi gặp một số rối loạn hormone, bao gồm cả u pheochromocytoma, hội chứng carcinoid và cường giáp.
Tình trạng thần kinh: Các tình trạng thần kinh bao gồm rối loạn phản xạ tự động, rối loạn cơ bắp sau chấn thương, đột quỵ và bệnh thần kinh tự chủ có thể gây ra tăng tiết mồ hôi và có thể dẫn đến đổ mồ hôi đêm.
Các tình trạng khác liên quan đến đổ mồ hôi vào ban đêm bao gồm ngưng thở khi ngủ, rối loạn tự miễn dịch. Uống quá nhiều rượu, caffein, thức ăn cay, hút thuốc hoặc ma túy cũng có thể là nguyên nhân.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Không có phương pháp điều trị nào cho chứng đổ mồ hôi ban đêm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm của bạn, nó có thể đi kèm với các triệu chứng khác.
- Nếu bạn bị ốm, bạn có thể bị run, ớn lạnh hoặc sốt.
- Nếu bạn là phụ nữ, thường xuyên bị bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và khô âm đạo đi kèm với đổ mồ hôi ban đêm là do hậu quả của thời kỳ mãn kinh. Bạn vẫn có thể có kinh trong khi có các triệu chứng mãn kinh.
- Nếu đó là ung thư, nó thường đi kèm với các dấu hiệu cảnh báo khác, chẳng hạn như giảm cân.
Nếu phòng của bạn quá nóng, mặc quá nhiều quần áo khi ngủ hoặc trên giường có quá nhiều chăn gối hoặc có một giấc mơ tồi tệ thì việc thức dậy với cơ thể đầy mồ hôi là bình thường. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn hoặc bạn đang gặp phải các triệu chứng khác, hãy đến bệnh viện kiểm tra.