Đổ tiền chăm kiểu gì tóc vẫn rụng nếu cơ thể thiếu chất này, phụ nữ giữ dáng hay mắc

Ngày 22/04/2022 11:52 AM (GMT+7)

Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe mái tóc. Nếu bạn thấy tóc xơ, rối, rụng thành từng búi, có thể bạn đang thiếu sắt. 

Bác sĩ da liễu Melissa Piliang (Anh) cho biết, nếu bạn bị rụng tóc nhiều, nguyên nhân chính có thể là do thiếu sắt. Cô nói: "Sắt thực sự quan trọng đối với sự phát triển của tóc và sức khỏe mái tóc. Khi thấy bệnh nhân rụng tóc, chúng tôi thường thực hiện các xét nghiệm để tầm soát tình trạng thiếu sắt. Không có gì lạ khi chúng tôi nhận thấy chỉ số sắt ở phụ nữ thấp". 

Tóc rụng có thể do thiếu sắt. (Ảnh minh họa)

Tóc rụng có thể do thiếu sắt. (Ảnh minh họa)

Vì sao thiếu sắt lại rụng tóc?

Sắt giúp cơ thể sản xuất hemoglobin, một loại protein trong các tế bào hồng cầu. Nó mang oxy đến các tế bào của cơ thể, giúp chúng phát triển khỏe mạnh. Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, máu sẽ chỉ tập trung vận chuyển oxy đến các tế bào khác trong cơ thể và không đủ để vận chuyển tới các nang tóc, dẫn đến chân tóc yếu, dễ bị tổn thương. 

Ở phụ nữ, việc thiếu sắt trong cơ thể khá phổ biến. Lý do là phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh đẻ, sẽ có kinh nguyệt hàng tháng, làm mất lượng sắt đáng kể. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ ăn kiêng nên tránh thịt đỏ - thứ vốn là nguồn cung cấp sắt tốt nhất cho cơ thể. 

 Tóc rụng do thiếu sắt có mọc lại không?

Hầu hết tình trạng rụng tóc do thiếu sắt đều có thể được phục hồi, thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Tiến sĩ Piliang giải thích: "Chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt hoặc bổ sung chất sắt có thể khắc phục sự thiếu hụt sắt, giúp tóc mọc lại".

Cách bổ sung thêm sắt vào chế độ ăn uống 

Nếu bạn chỉ bổ sung sắt, bạn rất dễ bị táo bón. Do đó, giải pháp được đưa ra là kết hợp với các thành phần khác. Tiến sĩ Piliang nói: "Nên bổ sung sắt cùng với vitamin C - thứ được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt hoặc một số chất bổ sung kết hợp, làm tăng khả năng hấp thụ sắt của dạ dày".

Nhiều thực phẩm giàu sắt, có thể giúp bạn bổ sung nguồn thiếu hụt. (Ảnh minh họa)

Nhiều thực phẩm giàu sắt, có thể giúp bạn bổ sung nguồn thiếu hụt. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp đảm bảo bạn nhận được lượng sắt khuyến nghị mỗi ngày. Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu phụ hay thịt giàu chất sắt như thịt bò và thịt cừu. Bạn cũng nên kết hợp các loại củ, quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu tây và cà chua.

Bác sĩ khuyên nên đảm bảo duy trì một lượng sắt lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khoáng chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và tăng cường khả năng chống nhiễm trùng. Thay vì gạch tên thịt đỏ khỏi danh sách ăn uống hàng ngày, tốt nhất, bạn có thể ăn một khẩu phần nhất định, đủ để duy trì mức độ sắt lành mạnh trong cơ thể. Tiến sĩ Piliang cũng khuyên bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C, vì chúng có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ hoàn toàn chất sắt. Trong trường hợp bạn là người ăn chay, nên dùng đậu, rau bina hoặc các loại rau có màu xanh đậm để dung nạp sắt.  

Các nguyên nhân khác dẫn đến rụng tóc 

Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến tóc rụng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bạn rụng tóc bất thường, đó là:

Stress: Khi bạn mệt mỏi, uể oải, năng lượng trong cơ thể chỉ được tập trung nuôi dưỡng những bộ phận cốt yếu, do đó tóc sẽ không được bảo vệ và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ra rụng tóc. 

Sử dụng hóa chất không phù hợp: Sử dụng quá nhiều hóa chất không phù hợp có thể gây hư tổn và rụng tóc. Nên dùng các sản phẩm chăm sóc tóc từ thiên nhiên để giảm tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mái tóc. 

Sử dụng thuốc điều trị hoặc bị các bệnh liên quan đến da đầu hoặc tuyến giáp... cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc rụng số lượng lớn. 

Món nhà nghèo phụ nữ nên ăn trong bữa sáng để nuôi dưỡng nội tạng, giảm cân nhanh
Thực phẩm này là một trong những món ăn lành mạnh nhất mà phụ nữ nên ăn sau khi ngủ dậy để vừa giữ gìn vóc dáng và bảo vệ sức khỏe.

Sống khỏe

Thùy Linh (Dịch từ Clevelandclinic) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe phụ nữ