Chiều ý vợ, đón mẹ vợ về sống cùng, sau 3 năm chồng bật khóc nói: "Tôi muốn ly hôn"

HOÀNG THÙY. - Ngày 19/04/2023 14:00 PM (GMT+7)

Trầm cảm sau sinh không chỉ xảy ra ở phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng có thể gặp vấn đề này.

Vấn đề phụ nữ trầm cảm sau sinh những năm gần đây đã được đề cập rất nhiều và được mọi người quan tâm hơn. Tuy nhiên còn một đối tượng khác cũng có thể trầm cảm sau sinh nhưng chẳng mấy ai nhắc tới đó là người chồng.

Bác sĩ Dong Jiazeng - khoa Rối loạn tâm lý, Bệnh viện Nhân dân số 3 Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết nam giới cũng có thể bị trầm cảm sau khi vợ sinh con nhưng vì một số lý do như xấu hổ hoặc vì quan niệm xã hội rằng đàn ông phải mạnh mẽ nên họ thường không tìm tới các chuyên gia. Thực tế, các ông chồng cũng có thể bị ảnh hưởng tâm lý sau khi có con bởi họ cũng chịu áp lực chăm con, áp lực tài chính khi vợ nghỉ thai sản...

Tháng trước, bác sĩ Dong Jiazeng đã tư vấn cho một nam bệnh nhân bị trầm cảm sau khi vợ sinh con. Tuy nhiên điều đáng nói nguyên nhân lại xuất phát từ chính người vợ và gia đình vợ.

Anh Zhou, 34 tuổi bị ảnh hưởng sức khỏe tinh thần kể từ khi vợ mang bầu và sinh con. Anh Zhou và vợ là bạn học cấp 3, sau khi tốt nghiệp đại học, cả hai đến Thâm Quyến làm việc, yêu đương 6 năm mới bước đến hôn nhân. Mối quan hệ của họ có có thể nói là sâu sắc, nên theo lẽ thường thì hôn nhân cũng phải rất bền chặt. Tuy nhiên, khi đến gặp bác sĩ Dong Jiazeng, anh Zhou đã khóc nói rằng: "Tôi muốn ly hôn".

Vợ của anh Zhou là Tong Xiao, cha cô mất sớm nên chỉ có 2 mẹ con nương tựa vào nhau. Sau khi về chung nhà được nửa năm, Tong Xiao ngỏ ý muốn đưa mẹ đến sống cùng vì bà chỉ có một mình, với sau này cô sinh con cũng sẽ có bà phụ chăm cháu. Mặc dù anh Zhou không thích nhưng thấy vợ buồn rầu nên anh cũng đồng ý.

Để thuận tiện cho mẹ vợ sang sống cùng và tương lai có em bé nên vợ chồng anh Zhou đã thuê một căn nhà lớn với 3 phòng ngủ. Tuy nhiên, giá thuê nhà không hề rẻ, tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt một tháng gần như tiêu hết lương của anh Zhou nhưng vì vợ nên anh vẫn bằng lòng. 

Ban đầu, anh Zhou rất vui khi mẹ vợ đến ở cùng đã giúp vợ chồng anh lo chuyện cơm nước, nhà cửa. (Ảnh minh họa)

Ban đầu, anh Zhou rất vui khi mẹ vợ đến ở cùng đã giúp vợ chồng anh lo chuyện cơm nước, nhà cửa. (Ảnh minh họa)

Anh Zhou cho biết năm đầu tiên mẹ vợ đến sống cùng, anh cảm thấy rất tốt vì mỗi khi đi làm về, cơm canh luôn được chuẩn bị sẵn. Bà cũng thường phụ giúp vợ chồng anh việc nhà và hay khuyên vợ anh nên dành thời gian cho chồng thay vì mỗi tối đều ngồi xem tivi với mẹ. Vì vậy, anh Zhou rất vui và cảm thấy mẹ vợ thật chu đáo.

Năm thứ hai, Tong Xiao mang thai. Khi bầu đến tháng thứ 5, mẹ bắt cô nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai cho tốt. Lúc này, áp lực tài chính của anh Zhou tăng lên, tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt ngốn hết sạch lương của anh. Cũng may hai vợ chồng đã tiết kiệm được một khoản kha khá nên cũng không khó khăn gì, hơn nữa mẹ vợ cũng rất tốt nên anh không ý kiến.

Nhưng sau khi vợ sinh con, mọi chuyện dần thay đổi. Mẹ vợ dành hết thời gian để chăm cháu và con gái. Mỗi khi anh tan làm về nhà vào lúc 7h30 tối, vợ và mẹ đã ăn xong, trên bàn là chút đồ ăn nguội lạnh dành cho anh. Mẹ vợ nói bà bận chăm cháu nên không có thời gian, còn vợ anh mới sinh cần nghỉ ngơi. Thương vợ và con nên anh Zhou cũng gắng chịu. 

Sau khi con chào đời, mẹ vợ yêu cầu anh Zhou làm thêm để kiếm tiền nuôi cả gia đình. (Ảnh minh họa)

Sau khi con chào đời, mẹ vợ yêu cầu anh Zhou làm thêm để kiếm tiền nuôi cả gia đình. (Ảnh minh họa)

Nhưng mọi chuyện không chỉ có vậy, khi đứa trẻ chào đời, tiền tiết kiệm của gia đình gần như cạn kiệt, mẹ vợ liên tục yêu cầu anh Zhou ngoài mua đồ cho con còn phải mua nhiều loại thực phẩm bồi bổ cơ thể cho Tong Xiao. Anh Zhou lúc này không đủ sức để lo, mẹ vợ liền bảo anh kiếm thêm việc để thêm tiền lo cho gia đình. Anh Zhou đã đồng ý vì cũng muốn vợ con có cuộc sống tốt hơn.

Kể từ khi nhận hai công việc, ngày nào anh Zhou cũng đi từ sáng sớm đến tối muộn mới về, cả người mệt mỏi rã rời, vợ con thì đã ngủ say. Dù vất vả như vậy, nhưng mỗi đêm khi con dậy khóc, vợ sẽ gọi anh dậy lúc thì pha sữa, lúc thay bỉm hoặc có thể dỗ con hộ cô khiến anh Zhou liên tục bị thiếu ngủ.

Khi anh Zhou cảm thấy quá mệt mới ngỏ ý nhờ mẹ vợ đêm sang dỗ cháu hộ vì anh cần được ngủ để ngày hôm sau đi làm sớm. Tuy nhiên, vợ và mẹ vợ trách móc anh Zhou không dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ, lúc nào cũng đi tới 9-10h tối mới về và còn mỉa mai rằng sau này con sẽ chẳng thèm gọi anh là bố.

Anh Zhou cho biết đến bây giờ anh rất sợ nghe thấy tiếng con khóc mỗi đêm. Mỗi lúc về nhà đặt lưng xuống giường, anh lại hồi hộp lo nghĩ không biết hôm nay đứa trẻ có quấy khóc nhiều không để anh còn được ngủ. 

Anh Zhou chán nản khi muốn vợ đi làm phụ kiếm tiền nhưng cô không chịu, mẹ vợ cũng bênh con gái mắng anh vô dụng. (Ảnh minh họa)

Anh Zhou chán nản khi muốn vợ đi làm phụ kiếm tiền nhưng cô không chịu, mẹ vợ cũng bênh con gái mắng anh vô dụng. (Ảnh minh họa)

Vừa phải đi làm kiếm tiền lo cả gia đình lại phụ vợ chăm con nhưng chẳng được hỏi han, quan tâm hay động viên khiến anh Zhou rất chán nản. Anh tâm sự với bác sĩ rằng nhiều lúc anh không muốn về nhà, có lúc chỉ nghĩ đến việc về nhà thôi đã thấy sợ hãi, tim đập nhanh liên hồi, có lúc choáng váng đầu óc. 

Khi con trai được 6 tháng, anh Zhou ngỡ rằng vợ sẽ quay lại đi làm, anh cũng có thể bớt lại công việc để dành thời gian cho gia đình hơn. Nhưng vợ anh cứ dùng dằng dường như không muốn đi làm lại, cô đã quen với việc ở nhà, đến khi con được 9 tháng vẫn không đi làm. Khi anh Zhou khuyên vợ đi làm để hỗ trợ anh về mặt kinh tế thì cô lập tức làm ầm lên. Mẹ vợ anh cũng bênh con gái nói rằng muốn con được nghỉ ngơi, tránh căng thẳng mệt mỏi, sợ sẽ trầm cảm. Sau đó, hai người trách mắng anh vô dụng, không chăm con lại còn không kiếm được tiền. 

Những lời mắng nhiếc của vợ và mẹ vợ khiến anh Zhou bùng nổ cảm xúc, anh bật khóc nức nở như một đứa trẻ và rời khỏi nhà trong sự ngỡ ngàng của gia đình. Suốt mấy ngày sau đó, anh không về nhà mà ở lì trên công ty hoặc ra nhà nghỉ. Dù không còn nghe tiếng con khóc hay tiếng vợ hoặc mẹ vợ cằn nhằn nhưng đêm đến anh vẫn không ngủ, cứ cảm thấy ngộp thở, có lúc đang ngủ thì giật mình dậy, người đẫm mồ hôi.

Sau đó, nhờ sự tư vấn của một người bạn, anh đã quyết định tới gặp bác sĩ tâm lý mong có thể tìm cách cứu vãn cuộc hôn nhân. Bác sĩ Dong Jiazeng chính là người khám cho anh Zhou và chẩn đoán anh bị trầm cảm do những áp lực về kinh tế, sự thay đổi cuộc sống khi có con và một phần cũng do sự thiếu thấu hiểu của gia đình. Bác sĩ cũng đề nghị anh Zhou nên đưa cả vợ tới cùng thì vấn đề mới có thể giải quyết triệt để. 

Đàn ông cũng có thể bị trầm cảm sau sinh

Cũng như phụ nữ, đàn ông có thể bị trầm cảm bất cứ lúc nào kể cả trước và sau khi có em bé. Các nghiên cứu cho thấy cứ 10 ông bố thì có 1 người phải vật lộn với chứng trầm cảm và lo lắng sau sinh. 

Phụ nữ thường có các triệu chứng trầm cảm sau sinh trong vòng 4-6 tuần sau khi sinh, nhưng các dấu hiệu có thể xuất hiện muộn nhất là 3 tháng sau khi sinh.

Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu năm 2019 cho thấy nguy cơ trầm cảm cao nhất khi mang thai đối với những người sắp làm cha xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trầm cảm sau sinh cao nhất ở nam giới khi em bé được 3-6 tháng tuổi.

Nhiều yếu tố có thể đóng một vai trò trong việc phát triển chứng trầm cảm trước hoặc sau khi sinh của các ông bố, bao gồm:

- Nội tiết tố: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ông bố trải qua những thay đổi nội tiết tố trong và sau khi bạn đời của họ mang thai, đặc biệt là sự suy giảm testosterone.

- Bị ảnh hưởng bởi sự trầm cảm của đối tác: Có tới một nửa số nam giới có vợ trầm cảm cũng có dấu hiệu trầm cảm.

- Cảm thấy không có sự kết nối với mẹ và bé: Các ông bố cũng muốn được chăm sóc trẻ sơ sinh nhưng họ thường cảm thấy mình như thể người ngoài. Các bà mẹ có thể không phải lúc nào cũng nhận ra rằng họ đang loại trừ sự tham gia của các ông bố với việc chăm sóc em bé. Hoặc họ có thể bị cuốn vào mối quan hệ gắn bó với em bé đến nỗi không nhận ra rằng bố cũng muốn dành thời gian cho con.

- Tiền sử trầm cảm của cá nhân hoặc gia đình: Bất kỳ nam giới nào có tiền sử trầm cảm hoặc bệnh tâm thần đều có nguy cơ cao bị trầm cảm trước hoặc sau khi sinh.

- Điều chỉnh tâm lý để làm cha mẹ: Trở thành cha mẹ đòi hỏi những kỹ năng đối phó quan trọng. Điều này có thể là quá sức đối với các ông bố bà mẹ.

- Thiếu ngủ: Hầu hết những người mới làm cha mẹ đều đánh giá thấp vai trò của việc thiếu ngủ trong việc phát triển các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Họ cũng thường đánh giá thấp mức độ thiếu ngủ của mình.

Các yếu tố khác có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm sau sinh ở người cha bao gồm căng thẳng tài chính, các vấn đề về mối quan hệ, thiếu sự hỗ trợ xã hội trong việc nuôi dạy con cái, chẳng hạn như cha mẹ không được nghỉ làm.

Các dấu hiệu trầm cảm và lo lắng của người cha

Các triệu chứng phổ biến đối với trầm cảm trước hoặc sau sinh của người cha bao gồm:

- Tức giận, bộc phát đột ngột hoặc hành vi bạo lực

- Có những hành vi bốc đồng hoặc rủi ro, bao gồm sử dụng nhiều rượu hoặc thuốc theo toa

- Cáu gắt

- Cảm thấy mất động lực

- Các triệu chứng thể chất như đau đầu, đau cơ, dạ dày hoặc các vấn đề về tiêu hóa

- Kém tập trung

- Có ý nghĩ tự tử

- Tránh xa khỏi các mối quan hệ

- Làm việc nhiều hơn hoặc ít hơn rất nhiều

Hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa đều kiểm tra các triệu chứng trầm cảm và lo lắng của các bà mẹ mới trong lần khám sau sinh nhưng không làm điều này cho nam giới.

Vào năm 2020, một bài xã luận trên tạp chí của Học viện Nhi khoa Mỹ đã kêu gọi các bác sĩ nhi khoa đánh giá sức khỏe tâm thần của tất cả những người mới làm cha mẹ, bất kể giới tính và đưa ra những giới thiệu phù hợp khi cần thiết.

Ông nội đang chơi cùng cháu gái bỗng hỏi một câu khiến con dâu ở bên cạnh nghe mà điếng người
Cư dân mạng vô cùng bất ngờ khi một người phụ nữ chia sẻ rằng bố mẹ chồng của cô đã sinh thêm một bé gái để chơi cùng với con gái cô.

Các vấn đề sức khỏe khác

HOÀNG THÙY. (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh trầm cảm