Chỉ vì bảo mẫu không kịp thay tã, khiến đứa trẻ 11 tháng bị hăm tã, thời gian dài bị nhiễm khuẩn “ăn thịt người” vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ Nhi khoa Trần Mộc Vinh chia sẻ với Ettoday về trường hợp bé Tiểu Cương 11 tháng tuổi, nguyên nhân là do bảo mẫu bận rộn nên chưa kịp thay tã, dẫn đến phần mông của đứa trẻ nổi mẩn nhiều lần, thậm chí có khi tã còn dính vào mông, dùng nước cũng không thể rửa sạch, khi bóc miếng tã lót còn để lại vết thương trên bề mặt da.
Trẻ bị hăm tã trong thời gian dài có thể bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Khi đứa trẻ được đưa đến viện, trong tình trạng bị tiêu chảy, bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị sốt hơn 38 độ. Nhưng điều khiến bác sĩ Trần Mộc Vinh hiếu kỳ đó là, chân bên trái của đứa trẻ hoạt động tốt, nhưng chân phải không dám cử động, chỉ cần động nhẹ cậu bé khóc lên vì đau. Dùng tay tay tiếp xúc phát hiện không phải là cảm giác của da và thịt, giống như là ấn phải miếng xốp. Sau khi kiểm tra, kết quả phát hiện Tiểu Cương bị nhiễm “viêm cân mạc hoại tử”.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh giải thích, viêm cân mạc hoại tử là do vi khuẩn sẽ đào sâu xuống các tổ chức của da, chúng sẽ khuếch trương theo các thành mạch. Khi trẻ bị hăm tã trong thời gian dài thì vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công khiến làn da trẻ bị nhiễm trùng.
Bác sĩ Trần Mộc Vinh
Trường hợp của bé Tiểu Cương, sau khi bé được tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử, để tránh vi khuẩn sinh sôi, vết thương của đứa trẻ được đặt ống dẫn lưu để quan sát mủ có chảy ra không. Cậu bé bị nhiễm trùng nghiêm trọng nên phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt khoảng 2 tháng. Bố mẹ của Tiểu Cương đã luôn túc trực bên cạnh và thật may mắn, tình trạng của cậu bé đã cải thiện và chân phải đã hồi phục bình thường.
Viêm cân mạc hoại tử là gì?
Viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis) thường được gọi là “bệnh vi khuẩn ăn thịt người”, là một dạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương. Vi khuẩn này nhanh chóng lan rộng trên cân mạc, phá hủy mô cơ, chất béo, dây thần kinh và mạch máu.
Biểu hiện ban đầu của bệnh giống như bệnh ngoài da đơn thuần khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ra mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mạch yếu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể mất chi, thậm chí tử vong. Việc chẩn đoán sớm là điều hết sức quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn cũng như điều trị dứt điểm bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ thường xuyên làm sạch vùng kín để tránh trẻ bị hăm, tránh vi khuẩn có cơ hội gây bệnh
Mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử khi vi khuẩn xâm nhập vết thương, như từ vết đốt của côn trùng, bỏng, hoặc vết cắt trên da hoặc vết thương tiếp xúc với nước biển, cá nước mặn, hoặc hàu sống, bao gồm cả những tổn thương từ việc xử lý các động vật biển như cua, căng cơ hoặc bầm tím, ngay cả khi không có rách da.
Vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần, chẳng hạn như chạm vào vết thương của người bị nhiễm. Nhưng trường hợp này ít khi xảy ra trừ khi người có vết thương hở bị phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với vi khuẩn, hoặc người phơi nhiễm bị thủy đậu, hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
Nhiễm trùng có thể lan rất nhanh. Nó có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng. Bạn có thể rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng nhiễm độc và có tổn thương da, lớp mỡ dưới da, và các mô bao phủ quanh cơ (tổn thương này được gọi là hoại tử), hoặc thậm chí có hoại tử cơ. Viêm cân mạc hoại tử có thể dẫn tới suy tạng và tử vong.
Để giúp ngăn ngừa bất cứ loại nhiễm trùng nào, hãy rửa tay thường xuyên, luôn giữ gìn các vết thương trên da như vết cắt, vết xước, vết bỏng, vết loét, và vết đốt… được sạch sẽ.