Hiện nay, nhiều cha mẹ lạm dụng kháng sinh cho con trong các trường hợp không cần thiết, đặc biệt cảm lạnh. Điều này còn gây ra những tác hại khôn lường, thậm chí cướp đi tính mạng của trẻ.
Cô bé Tiểu Khang, 8 tuổi bị sổ mũi, mẹ đã cho cô bé uống một số loại thuốc cảm lạnh và thuốc tiêu viêm, nhưng tình trạng bệnh không có cải thiện. Sau một tuần, tình trạng của Tiểu Khang đột nhiên nặng hơn, đứa trẻ tiếp tục sốt cao, còn bị viêm phổi.
Sau khi Tiểu Khang được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sử dụng thuốc tiêu viêm, truyền dịch, kết hợp dùng kháng sinh liều cao nhưng đều không có tác dụng. Bác sĩ và bố mẹ cô bé chỉ có thể nhìn các cơ quan nội tạng trong cơ thể Tiểu Khang dần suy kiệt, cuối cùng cô bé đã tử vong.
Cô bé Tiểu Khang bị nhiễm 2 loại vi khuẩn kháng thuốc. (Ảnh minh họa)
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy Tiểu Khang bị nhiễm không dưới hai loại vi khuẩn kháng thuốc, thuộc loại siêu vi khuẩn. Mẹ cô bé nói rằng, bình thường chỉ cần Tiểu Khang bị cảm lạnh kèm theo sốt, thậm chí là ho thì sẽ đều cho cô bé uống thuốc tiêu viêm. Trong lòng người mẹ, thuốc tiêu viêm có tác dụng đặc biệt, mỗi lần uống thuốc xong cô bé khỏe lại một cách nhanh chóng.
Thuốc chống viêm có điều trị được cảm lạnh và có công hiệu đặc biệt?
Bác sĩ Trần Nam, trưởng Khoa Dược của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu nói: Việc sử dụng kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị cảm lạnh, suy nghĩ này luôn là hiểu lầm của nhiều người. Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng cảm lạnh thông thường là một bệnh lành tính, tự giới hạn, là do một loạt các hội chứng lâm sàng gây ra bởi các loại virus khác nhau. Người lớn trung bình mỗi năm bị từ 2-3 lần, trẻ nhỏ số lần bị cảm lạnh nhiều hơn.
Kháng sinh có rất nhiều tác dụng phụ
Có hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh thông thường, nhưng chúng ta nên lưu ý rằng kháng sinh được sử dụng để tấn công và tiêu diệt quá trình sống của vi khuẩn, vì vậy chúng không ảnh hưởng đến các virus. Kháng sinh không chỉ không có lợi cho việc giảm triệu chứng, nó còn có thể gây ra tác dụng phụ và làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh.
Lạm dụng kháng sinh có thể trợ giúp sản sinh siêu vi khuẩn
Trong những năm gần đây, đã có báo cáo về việc "vì nhiễm siêu vi khuẩn mà cấp cứu vô hiệu". Cái gọi là siêu vi khuẩn ở đây là vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện nay và việc lạm dụng kháng sinh là nguồn gốc sản sinh siêu vi khuẩn.
Bác sĩ Trần Nam giài thích: "Ví dụ, khi chúng ta sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau để tiêu diệt vi khuẩn, vi khuẩn cũng đang khổ luyện để tạo thành một "chiếc áo giáp", theo thời chúng đã có được một "lá chắn" để chống lại sự xâm nhập của kháng sinh, từ đó trở thành siêu vi khuẩn, và chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến các vi khuẩn thông thường vô hại khác, cũng khiến các loại vi khuẩn này kháng thuốc."
Lạm dụng kháng sinh sẽ dấn đến cơ thể sản sinh siêu virus kháng thuốc
Ngoài việc làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn, việc lạm dụng kháng sinh có khả năng dẫn đến rối loạn chức năng gan và thận, rối loạn vi khuẩn. Tiêu chảy, nhiễm trùng kép cũng liên quan đến kháng sinh, thậm chí cấp cứu chậm trễ, có thể dẫn đến các phản ứng bất lợi nghiêm trọng như tử vong.
Các trường hợp không cần dùng thuốc, chỉ phòng bệnh
Vào thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị nhiễm siêu vi: sốt, cảm cúm. Bố mẹ có thể phòng bệnh cho con không cần dùng thuốc bằng cách:
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là về đêm. Hạn chế để trẻ ăn các thức ăn quá lạnh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay người bệnh.
- Luôn giữ không khí trong nhà thoáng mát, sạch sẽ.
Thời tiết lạnh, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ
Trường hợp phải dùng thuốc thì chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho con trong bất kỳ trường hợp nào. Khi trẻ mới chớm những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp vệ sinh mũi, miệng, họng cho con bằng nước muối sinh lý, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì.
Khi trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng nhưng chỉ bị nhiễm siêu vi và chưa có biến chứng thì dùng kháng sinh không những không có tác dụng mà còn có thể gây tình trạng đề kháng kháng sinh về sau.
Lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ
- Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn và không điều trị các bệnh do nhiễm siêu vi như cảm cúm, viêm mũi họng.
- Không được tự ý uống thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ vì dễ bị quá liều thuốc. Thận trọng số lần uống trong ngày, lượng thuốc uống mỗi lần.
Khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, cha mẹ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Không được tự ý ngừng thuốc khi bạn cảm thấy con mình khỏe hơn sau vài ngày.
- Thông thường, thuốc kháng sinh được uống sau bữa ăn. Nhưng trong một số trường hợp bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống trước hoặc trong bữa ăn, chỉ nên dùng nước lọc để uống thuốc.
- Thuốc kháng sinh cũng tấn công luôn các vi khuẩn đường ruột có lợi cho cơ thể, cùng với các vi khuẩn có hại. Nên bổ sung lợi khuẩn hoặc yogurt trong bữa ăn để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột và chống lại các tác hại của kháng sinh. Báo cho bác sĩ ngay khi con bạn bị tiêu chảy do dùng kháng sinh.