Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Hầu Vĩ Nhân, trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện liên kết số 2 thuộc Đại học Giao thông Tây An về một bệnh nhân nhi sốt 4 ngày liên tục không hạ, kiểm tra phát hiện mắc bệnh brucellosis, nguyên nhân gây bệnh nằm ở cốc sữa dê.
Đứa trẻ này 5 tuổi, khi vào bệnh viện, đã sốt cao 4 ngày, uống thuốc cũng không hạ sốt, khiến người mẹ vô cùng lo lắng. Bình thường, sốt hơn 3 ngày, đa phần là bị nhiễm khuẩn, hơn nữa đứa trẻ này không bị ho. Chụp X-quang phổi phát hiện các tổn thương viêm rõ ràng, khác với các bệnh viêm đường hô hấp và viêm phổi thông thường, do đó cần cho trẻ nhập viện để theo dõi.
Hai ngày đầu sau khi vào viện, thân nhiệt của đứa trẻ có thuyên giảm, đến ngày thứ 3 lại sốt cao, mặc dù chúng tôi đã dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả không tốt. Chúng tôi bắt đầu nghi ngờ rằng đứa trẻ có thể không phải bị lây nhiễm bởi một mầm bệnh thông thường, vì vậy vào ngày thứ tư trong bệnh viện, chúng tôi đã sắp xếp cho đứa trẻ làm thử nghiệm kháng thể brucella và axit nucleic.
Đứa trẻ sốt cao 4 ngày không hạ do nhiễm khuẩn brucella
Đến ngày thứ 5, đứa trẻ đột nhiên bị co giật không sốt, tình hình có thể khiến thần kinh bị tổn thương và tình trạng của đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, chúng tôi liên tục hỏi người nhà về lịch sử bệnh của đứa trẻ, cuối cùng cũng tìm ra manh mối về tình trạng sốt và co giật của bệnh nhi.
Mẹ cháu bé cho biết gần khu dân cư thường có người dắt đàn dê, vắt sữa để bán, bà nội cháu bé thấy có nhiều người mua, nghe nói sữa dê vừa vắt mát lại bổ dưỡng cho tiêu hóa nên mua cho đứa trẻ uống. Mặc dù bà nội của bệnh nhân đã nấu sữa dê, nhưng chúng tôi vẫn không yên tâm, cho tiến hành cấy máu. Kết quả cấy máu dương tính với khuẩn brucella. Dựa trên những suy đoán trước đây của chúng tôi, chẩn đoán đứa trẻ mắc bệnh brucellosis.
Khuẩn brucella lây truyền từ sữa dê chưa tiệt trùng
Brucellosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn brucella lây truyền từ động vật sang người. Có 3 con đường lây truyền bệnh brucella là lây truyền qua đường tiêu hóa như ăn sữa bò, sữa dê chưa tiệt trùng, kem, bơ và pho mát. Lây qua đường hô hấp do hít phải khí dung có chứa brucella. Khi tiếp xúc với da và niêm mạc, brucella sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương trên da và kết mạc. Mặc dù sữa dê đã được đun sôi, nhưng cũng có thể trẻ đã tiếp xúc với sữa dê bị đổ có chứa brucella và bị lây bệnh.
Sốt cao dai dẳng là chìa khóa để phân biệt nhiễm trùng đường hô hấp trên với bệnh brucellosis
Đây là bệnh rất phổ biến và không khó điều trị, nhưng cái khó nằm ở việc chẩn đoán chính xác trong giai đoạn đầu bởi dễ nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng đường. Trước hết, cần phân biệt được mình bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hay bệnh brucellosis. Viêm đường hô hấp trên nói chung chỉ sốt từ 3-5 ngày. Nhiệt độ cơ thể sẽ không cao lắm, tức là khoảng 38 độ C, ho.
Biểu hiện nổi bật nhất của bệnh brucella là sốt dai dẳng, ở một số bệnh nhân, cơn sốt sẽ tái phát, có thể hạ xuống mức bình thường và sau đó tăng lên rất cao, đổ nhiều mồ hôi và hầu như không ho. Do đó, trong giai đoạn đầu, việc xác định bệnh brucella thực sự rất khó khăn, bệnh nhân cần phải nói với bác sĩ về một số hoạt động trước khi khởi phát để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Brucella có thể tồn tại trong các sản phẩm sữa từ vài tuần đến vài tháng
Khuẩn brucella sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong nhiệt độ 100 độ C.
Khuẩn brucella có khả năng sống mạnh ở môi trường bên ngoài, có thể sống được 6 tuần trong kem 4 độ C, 30 ngày trong các sản phẩm sữa đông lạnh và 50 đến 100 ngày trong pho mát tươi, nó cũng sống được trong nước, đất khô và da động vật. Các sản phẩm từ sữa có thể tồn tại trong vài tuần đến vài tháng.
Nhưng khả năng chống chịu với nhiệt độ cao, độ ẩm cao và ánh sáng không mạnh, có thể bị chết trong 7-9 phút ở điều kiện nhiệt khô 100 độ C, và chỉ mất 6 phút để khử trùng trong điều kiện nhiệt khô 80 độ C. Nó có thể sống dưới ánh nắng trực tiếp khoảng 3 tiếng. Quá trình thanh trùng là đủ để tiêu diệt hiệu quả tất cả Brucella trong sữa, chưa kể đến việc tiệt trùng ở nhiệt độ siêu cao triệt để hơn. Miễn là sữa hoặc sữa bột đủ tiêu chuẩn thì không có khả năng nhiễm brucella.
Nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng uống sữa dê tươi nếu không cẩn thận có thể vô tình nhiễm bệnh và đừng mua sữa dê tươi từ những người bán hàng rong kém chất lượng. Theo các quy định quốc gia có liên quan, không được phép bán sữa dê bán trực tiếp. Bởi không biết người vắt sữa có giấy chứng nhận sức khỏe hay không và con cừu có khỏe mạnh hay không, điều này liên quan trực tiếp đến việc sữa dê đó có an toàn và vệ sinh hay không.
Nếu người nhà hoặc trẻ bị sốt cao, có tiền sử uống sữa tươi, nghi nhiễm khuẩn brucella thì cần đi khám kịp thời. Sau khi được chẩn đoán, hãy chắc chắn nhập viện khoa bệnh truyền nhiễm để được điều trị tiêu chuẩn nhằm tránh kéo dài tình trạng của bệnh brucellosis.