Hành tây có hương vị đặc sắc, bổ dưỡng nhưng đại kỵ khi kết hợp với một số thực phẩm.
Hành tây vừa là một loại gia vị thông dụng vừa là một loại rau đa năng xuất hiện rất thường xuyên trên bàn ăn của mỗi gia đình. Loại củ này rất giàu cellulose, vitamin C, vitamin B, axit folic, sunfua, allicin, flavonoid và các nguyên tố vi lượng như kali, magiê, phốt pho..., giúp ngon miệng và giải nhiệt, bảo vệ hệ tim mạch, giảm viêm và khử trùng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bước sang mùa thu đông, ăn nhiều hành tây sẽ có lợi cho cơ thể.
Hành tây thơm ngon, dễ chế biến. (Ảnh minh họa)
Hành tây tốt nhưng cần hiểu rõ những điều cấm kỵ khi ăn. Hành tây cũng có "kẻ thù không đội trời chung", bạn không nên ăn cùng nhau, nếu không rất hại cho cơ thể, đó là:
1. Gừng, ớt, mù tạt
Hành tây chứa các thành phần cay như allicin và dầu dễ bay hơi. Ăn hành tây điều độ có thể giúp làm ấm lá lách và dạ dày. Tuy nhiên, vì điều này, bạn nên kiểm soát lượng ăn, nếu không cơ thể dễ bị khô, nóng. Đồng thời, khi ăn hành tây, tốt nhất không nên ăn chung với các đồ ăn có tính ấm, cay như gừng, ớt, mù tạt, tiêu, nếu không sẽ trở thành tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn có tính nóng, tăng khả năng mắc bệnh gây khô miệng, táo bón...
2. Cá, tôm
Axit oxalic có trong hành tây sẽ có tác động nhất định đến quá trình hấp thụ protein nên khi ăn cá tốt nhất không nên ăn hành, đặc biệt là hành sống, gây lãng phí dinh dưỡng.
Càng không nên ăn tôm với hành, vì sự kết hợp này sẽ tạo ra canxi oxalate, chất này tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây.
Hành tây không nên nấu cùng tôm. (Ảnh minh họa)
3. Sản phẩm từ đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành được nhiều người ưa thích nhờ hàm lượng protein và canxi cao. Tuy nhiên, axit oxalic trong hành sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng canxi nên khi ăn các sản phẩm từ đậu nành, bạn nhớ không nên ăn hành.
4. Rong biển
Hành tây nhiều axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều canxi sẽ tạo thành acnxi oxalate, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận.