Mối quan hệ loạn luân của triều đại nhà Thanh đã khiến thế hệ sau mất khả năng sinh sản, khiến các vị vua sau đó đều tuyệt tự, tuyệt tôn.
Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, hoàng đế có hậu cung trăm nghìn mỹ nhân, thê thiếp vô số kể nên chắc chắn con cái cũng không hề ít. Và tất nhiên để duy trì nòi giống hoàng tộc, đó còn là một yêu cầu bắt buộc của các vị vua xưa.
Nhưng trong một số triều đại phong kiến ở Trung Quốc, có những hoàng đế lại không có người thừa kế. Chẳng hạn như ba vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Đổng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi, tất cả đều không có con nối dõi. Vậy tại sao 3 vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh lại bị tuyệt tự?
Đầu tiên phải kể đến hoàng đế Đổng Trị lên ngôi từ khi 6 tuổi, từ nhỏ đã lớn lên dưới kỷ luật nghiêm khắc của Từ Hi Thái hậu. Khi trưởng thành, hoàng đế trở nên bướng bỉnh hơn và không hài lòng với hậu cung do thái hậu sắp đặt cho mình, vì vậy ông thường trốn khỏi cung điện và tìm tới lầu xanh để thỏa mãn thú vui.
Kết quả là năm 19 tuổi vua qua đời, phía trong cung tiết lộ là do mắc bệnh đậu mùa nhưng có nhiều người nói rằng hoàng đế vì bệnh giang mai mà chết trước khi có con.
Hoàng đế Đổng Trị được đồn đại chết vì mắc bệnh giang mai. (Ảnh minh họa)
Người tiếp theo là hoàng đế Quang Tự, anh em họ với hoàng đế Đổng Trị, được đưa vào cung năm 4 tuổi và được Từ Hi Thái hậu nuôi dưỡng. Hoàng đế Quang Tự cả đời phục tùng Từ Hi, ngay cả những việc trọng đại trong đời ông đều do thái hậu định đoạt, ông cưới cháu gái của bà làm hoàng hậu dù không thích.
Còn Trinh phi mà vua yêu từng mang thai nhưng bị Từ Hi trừng phạt, lột trần và đánh đập, kết quả sảy thai. Kể từ đó, Trinh phi không bao giờ có thai nữa, về sau còn bị Từ Hi đẩy xuống giếng chết. Từ ấy, hoàng đế chán nản, tuyệt vọng trong hôn nhân và sau đó mắc căn bệnh di tinh khá trầm trọng, không bao giờ có con với bất cứ ai, cuối cùng chết vào năm 38 tuổi.
Vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi cũng không thoát khỏi số phận tuyệt tự. Hoàng đế Phổ Nghi là người thừa kế ngai vàng do Từ Hi Thái hậu chọn trước khi bà qua đời. Sau khi làm hoàng đế, những thái giám chăm sóc vua đã đưa một số cung nữ lớn tuổi ngày đêm "lên giường" với Phổ Nghi.
Kết quả là đến khi trưởng thành, Phổ Nghi mất khả năng sinh sản bình thường của nam giới và do đó không có người thừa kế.
Hoàng đế Phổ Nghi được cho là "ăn chơi" quá mức từ khi còn trẻ dẫn tới vô sinh. (Ảnh minh họa)
Mặc dù 3 vị hoàng đế trên, mỗi người đều có một câu chuyện riêng nhưng các nhà khoa học đã tìm ra được một nguyên nhân chung khiến cả 3 vị vua không có con nối dõi đó chính là hôn nhân cận huyết.
Nhà Thanh được thành lập bởi một nhóm dân tộc thiểu số, còn được gọi là người Nữ Chân. Để mở rộng lãnh thổ, người Nữ Chân liên kết với các tộc Mông Cổ bằng cách lấy con gái bộ tộc Mông Cổ làm vợ. Ngược lại, họ đem những người con gái của mình gả cho những người quý tộc của các bộ lạc Mông Cổ. Tuy nhiên, việc tăng cường sự liên minh này khiến quan hệ hôn nhân giữa hai tộc người này ngày càng trở nên phức tạp và rơi vào tình trạng hôn nhân cận huyết.
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp kết hôn trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha.
Hôn nhân cận huyết dẫn đến nhiều bất lợi khiến những thế hệ sau sinh ra có sức khỏe yếu hơn, dễ chết yểu hoặc sống không thọ hoặc bị vô sinh. Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là dù khoẻ mạnh, họ vẫn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời...
Ba vị vua cuối của nhà Thanh chính là hậu duệ của những cuộc hôn nhân cận huyết đó.
Các vị vua có quan hệ quá sớm cùng với hậu quả của hôn nhân cận huyết, dẫn đến yếu sinh lý. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, cả 3 vị vua trên từ khi còn rất trẻ đã sớm có hành vi ân ái, điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý. Người xưa vì muốn sớm có con nối dõi và tuổi thọ ngắn nên thường thúc giục quan hệ sớm để mau chóng sinh con, do đó nam nữ dù chưa đến 18 tuổi đã có đời sống tình dục phong phú.
Nhưng với thời hiện đại, y học phát triển nên hoàn toàn hiểu rõ tác hại của việc quan hệ sớm ở độ tuổi vị thành niên. Hành vi này có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục, gây tắc vòi trứng ở nữ, tắc ống dẫn tinh ở nam, là một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến nhất.
Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi dậy thì nếu quan hệ tình dục sẽ dễ gặp những rủi ro gồm:
- Mang thai ngoài ý muốn.
- Viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
- Dễ mắc phải các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)...
- Nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn ở nam và nữ không tiêm vaccine ngừa HPV khi chưa đủ tuổi vị thành niên.
Với các bé gái nếu mang thai ngoài ý muốn thường sẽ lựa chọn phá thai. Sau nạo phá thai, các bé gái phải chịu hậu quả cả về thể chất lẫn tinh thần và nguy cơ vô sinh khi trưởng thành là điều khó tránh khỏi.
Đối với nam vị thành niên, nếu quan hệ tình dục quá sớm, một số thanh thiếu niên sẽ có thể "nghiện tình dục", quan hệ hoặc thủ dâm vô độ thì rất dễ mắc các chứng rối loạn như xuất tinh sớm, liệt dương và nguy hiểm hơn là có thể vô sinh khi trưởng thành.