Tần Thủy Hoàng sinh ra đã có 2 con ngươi mỗi mắt, người xưa khẳng định không làm hoàng đế cũng là thánh nhân

HOÀNG THÙY. - Ngày 24/07/2023 09:00 AM (GMT+7)

Sử sách Trung Quốc mô tả lại cảnh Tần Thủy Hoàng chào đời với ngoại hình rất đặc biệt: "Ông có mũi to, trán rộng, mắt dài, đặc biệt mỗi mắt lại có đến hai con ngươi, trong miệng đã mọc sẵn vài cái răng, tiếng khóc rất to, người đi ngoài đường cũng phải nghe thấy".

Tần Thủy Hoàng là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi.

Những câu chuyện xung quanh cuộc đời của vị hoàng đế này cho đến ngày nay vẫn được bàn luận rất nhiều, trong đó nhiều người không khỏi thắc mắc về chân dung thực sự của vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo.

Chân dung thực sự của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn còn là bí ẩn. (Ảnh minh họa)

Chân dung thực sự của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn còn là bí ẩn. (Ảnh minh họa)

Theo "Sử ký: Biên niên sử Tần Thủy Hoàng", Tần Thủy Hoàng được mô tả là có mũi cao, mắt dài, ngực nhô cao, giọng như báo. Mặc dù ngoại hình của Tần Thủy Hoàng xét về tổng thể không được coi là đẹp theo tiêu chuẩn ngày nay nhưng có tướng của một vị hoàng đế uy nghiêm.

Còn trong cuốn sách tên "Các bài đọc về thời đại Thái Bình" lại mô tả về chiều cao của Tần Thủy Hoàng là "tám thước sáu tấc", theo "Bản thảo sử ký nhà Tần", một thước do nhà Tần quy định là 23,1 cm, nếu tính theo cách này thì Tần Thủy Hoàng cao 1,98 mét.

Có thể thấy chiều cao của Tần Thùy Hoàng khá nổi trội. Tuy nhiên đây chưa phải điểm đặc biệt nhất về ngoại hình của vị hoàng đế này.

Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Đông Chu liệt quốc nổi tiếng đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 500 năm (770 TCN - 221 TCN) của Trung Quốc, có một đoạn mô tả về sự ra đời của Tần Thủy Hoàng: "Triệu Cơ mang thai đến 12 tháng mới sinh ra Thủy Hoàng đế, khi sinh ra có ánh sáng đỏ rực chiếu khắp nhà, trăm loài chim đến bay lượn múa. Ông có mũi to, trán rộng, mắt dài, đặc biệt mỗi mắt lại có đến hai con ngươi, trong miệng đã mọc sẵn vài cái răng, tiếng khóc rất to, người đi ngoài đường cũng phải nghe thấy".

Tần Thủy Hoàng được mô tả là sở hữu đồng tử kép ở mỗi bên mắt. (Ảnh minh họa)

Tần Thủy Hoàng được mô tả là sở hữu đồng tử kép ở mỗi bên mắt. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy vị hoàng đế này sinh ra đã khác người thường, đặc biệt ở đôi mắt. Theo quan niệm của người xưa, những người sinh ra có đồng tử kép không là thánh nhân cũng là hoàng đế. Lịch sử từng ghi nhận một số trường hợp cũng có đồng tử kép như vị danh tướng Hạng Vũ, Bắc Tề Văn Tuyên Đế - vị hoàng đế khai quốc của triều đại Bắc Tề, danh tướng nhà Tùy Ngư Câu La,...

Dù không rõ liệu Tần Thủy Hoàng và các vị vua, vị tướng trên có thật sự sở hữu đôi mắt có 2 con ngươi hay không nhưng khoa học hiện đại ngày nay có ghi nhận những trường hợp như vậy và được gọi là hội chứng đồng tử kép.

Tình trạng đồng tử kép là gì?

Đồng tử kép có tên khoa học là Polycoria - một bệnh về mắt ảnh hưởng đến đồng tử. Tình trạng này có thể khiến mắt bị ảnh hưởng và có đến 2 đồng tử trở lên. Bệnh có thể ảnh hưởng đến chỉ một mắt hoặc cả hai mắt. Dù polycoria có thể xuất hiện khi người mắc còn nhỏ nhưng thường chỉ được chẩn đoán khi đã đến tuổi trưởng thành. 

Tình trạng mắt đặc biệt này có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Vì khi có nhiều đồng tử thì sẽ làm hạn chế lượng ánh sáng đi vào mắt, dẫn đến suy yếu thị lực. Mắt có hai đồng tử thường sẽ dẫn đến mắt mờ, nhìn ra ảnh đôi, cảm thấy khó chịu với ánh sáng mạnh hoặc phản chiếu gây chói từ gương, nước hay các bề mặt khác.

Tuy nhiên, một số người bị polycoria lại không gặp bất kỳ vấn đề thị lực nghiêm trọng nào. Cuộc sống hằng ngày của họ vẫn diễn ra bình thường mà không bị ảnh hưởng gì. 

Tạo hình của Liu Chung, một người Trung Quốc được cho là mắc chứng đồng tử kép.

Tạo hình của Liu Ch'ung, một người Trung Quốc được cho là mắc chứng đồng tử kép.

Cho đến nay, nguyên nhân cơ bản của đồng tử kép vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có một số điều kiện sức khỏe có liên quan tới căn bệnh này như:

- Bong võng mạc;

- Đục thủy tinh thể vùng cực;

- Tăng nhãn áp;

- Sự phát triển bất thường của viền đồng tử;

- Mắt phát triển bất thường.

Một số người mắc chứng đồng tử kép có thể không cần điều trị vì thị lực không bị ảnh hưởng quá lớn. Đối với những người bị ảnh hưởng nhiều tới thị lực, phẫu thuật là một lựa chọn. Tuy nhiên, vì chứng đồng tử kép thực sự rất hiếm nên có thể khó xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho nó.

Hoàng đế Càn Long 81 tuổi buổi đêm vẫn gọi phi tần 78 tuổi tới làm ấm giường, lý do thật sự là gì?
Các phi tần khi đã già thường không còn được vua gọi đến để hầu hạ mỗi đêm nhưng trong lịch sử lưu truyền câu chuyện hoàng đế Càn Long 81 tuổi vẫn cho gọi phi tần 78 tuổi tới giường nhưng không phải để sủng hạnh.

Các vấn đề sức khỏe khác

HOÀNG THÙY. (Dịch từ Sohu, Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh lạ