Hay ăn bò tái, người đàn ông hoảng hồn khi phát hiện con sán dài 1 mét trong dạ dày

Ngày 02/12/2019 18:25 PM (GMT+7)

Trong quá trình nội soi, các bác sĩ gắp ra con sán dài hơn một mét. Bệnh nhân cho biết thường xuyên ăn bò tái, chỉ vắt chanh rồi pha nước sôi chứ không nấu chín.

Theo lời kể của bệnh nhân nam 59 tuổi, ngụ Đồng Nai, mới đây, vì bị xuất huyết tiêu hóa, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản nên ông đến Bệnh viện Chợ Rẫy để nội soi. Vô tình trong lúc thực hiện nội soi, bác sĩ nhận thấy trong dạ dày tá tràng của bệnh nhân có một con sán dây rất dài. Bệnh nhân cho biết ông thường ăn bò tái bằng cách vắt chanh hoặc chần qua nước sôi chứ không nấu chín.

Kíp nôi soi đã gắp thành công con sán dây dài 1 mét, do sán bám chắc vào thành tá tràng nên chỉ gắp được một đoạn, khi sức khoẻ bệnh nhân ổn định sẽ được tiếp tục điều trị sán bằng thuốc.

Các bác sĩ cho biết sán dây bò khi trưởng thành có thể dài hơn 4m, khoảng 800-1.000 đốt trắng, thường phát hiện trong phân với những đoạn trắng dẹp. Sán dây bò được điều trị bằng thuốc xổ. Sán ký sinh lâu trong cơ thể sẽ hấp thu chất dinh dưỡng, gây thiếu máu kéo dài, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng...

Hay ăn bò tái, người đàn ông hoảng hồn khi phát hiện con sán dài 1 mét trong dạ dày - 1

Hình ảnh con sán trong dạ dày bệnh nhân 

Các bác sĩ liệt kê những thực phẩm có thể gây nhiễm sán:

Ăn thịt tái sống: Thói quen ăn thịt chưa nấu chín kỹ sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm sán  rất cao.

Tiết canh, nội tạng động vật: Tiết canh chứa rất nhiều mầm bệnh, làm tăng nguy cỡ nhiễm giun sán cũng như bệnh đường tiêu hóa,...

Tương tự như vậy, khi ăn nội tạng động vật, chúng ta cũng dễ dàng bị nhiễm sán. Khi không được nấu chín, nội tạng lợn thường vẫn tồn tại ấu trùng sán lợn – loại ký sinh nguy hiểm nhất.

Ốc, cua, lươn, thủy hải sản sống nói chung: Kiểu ăn đồ tái sống như ăn tôm cua chưa nấu chín, ăn gỏi cua, gỏi tôm, cua nướng, gạch cua sống, mắm cua, uống nước cua sống… có nguy cơ nhiễm sán cực cao, trong đó loại sán bị nhiễm là sán lá phổi.

Các loại rau ăn sống: Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip… trú ngụ rất nhiều trong những loại rau sống như rau ngổ, mùi ta, mùi tàu… Chưa kể, rau sống còn là môi trường chứa lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, sán lá gan…

Hay ăn bò tái, người đàn ông hoảng hồn khi phát hiện con sán dài 1 mét trong dạ dày - 2

Con sán sau khi được lấy ra ngoài.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh giun sán là bệnh lý đường tiêu hóa không đặc hiệu, có thể đau bụng không điển hình, từng cơn, mơ hồ, rối loạn tiêu hóa thường là phân lỏng hoặc không tạo thành khuôn, thiếu máu thiếu sắt, móng tay biến dạng, triệu chứng phổi, ấu trùng chu du trong hệ tiêu hóa, phản ứng ngứa, mày đay, suy nhược cơ thể… Các dấu hiệu sớm (sẽ xuất hiện tại hệ tiêu hóa gây nên rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, nôn ra giun sán hoặc đại tiện ra giun sán, nghi ngờ mắc bệnh giun sán…) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để tránh bị nhiễm sán, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên ăn chín uống sôi, thận trọng khi mua các loại thịt, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường thì nên tiêu hủy, không nên ăn. Rửa rau sống nhiều lần dưới vòi nước, ngâm bằng nước muối trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, người dân nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Thích ăn rau cải xoong sống, người đàn ông bị sán làm tổ trong gan
Tạp chí y học nổi tiếng New England vừa đăng tải đoạn video về trường hợp người đàn ông 40 tuổi bị nhiễm sán lá gan lớn do thường xuyên ăn cải xoong...
Huy Vân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thông tin y tế